'Hết sức khó khăn' nếu cán bộ tự sống bằng lương
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí: Cần có chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn cho cán bộ, công chức.
Chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp nói chung, mặc dù thời gian qua đã có nhiều cố gắng, có chế độ định kỳ tăng lương, nhưng hình như với chế độ chính sách hiện hành, "cán bộ nếu tự sống bằng đồng lương của mình thì hết sức khó khăn".
- 21-03-2023Diện mạo huyện quy tụ toàn dự án tỷ USD ở Hà Nội chuẩn bị lên quận
- 21-03-2023Hơn 5.300 tỷ đồng thực hiện dự án thành phần 1 cao tốc Khánh Hòa-Buôn Mê Thuột
- 21-03-2023Chế độ BHXH, lương hưu với lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty nhà nước
Cần có chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn cho cán bộ, công chức
Chiều 20/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về các giải pháp để cán bộ "không muốn, không dám, không thể tham nhũng", Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đưa ra 3 giải pháp.
Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, để "không thể" tham nhũng thì thể chế, cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật phải chặt chẽ, không để lợi dụng.
Để "không dám", thì với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu có ý đồ chiếm đoạt, vụ lợi sẽ điều tra xử lý nghiêm, giúp răn đe, làm cho đối tượng có ý đồ không lành mạnh, vi phạm pháp luật phải "sợ".
Còn để "không muốn", Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho rằng: Cần phải có chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn cho cán bộ, công chức.
Cần có lộ trình, giải pháp đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức an tâm công tác
Cần có lộ trình, giải pháp đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức an tâm công tác
Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, hiện chế độ chính sách cho cán bộ các cấp nói chung, mặc dù thời gian qua đã có nhiều cố gắng, có chế độ định kỳ tăng lương, nhưng hình như với chế độ chính sách hiện hành, cán bộ nếu tự sống bằng đồng lương của mình thì hết sức khó khăn.
Còn lại một tỷ lệ sống được cũng nhờ vào các nguồn khác. Có khi nhờ cha mẹ, nhờ anh em, nhờ bên vợ, nhờ bên chồng… Tức là có sự hỗ trợ cho nhau để hoàn thành công việc. Còn chế độ như hiện nay thì cán bộ rất khó khăn, đặc biệt là cấp cơ sở.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh: Bên cạnh việc đòi hỏi làm tốt công việc, cũng phải nghiên cứu để có lộ trình, giải pháp để có chế độ, chính sách đảm bảo mức tối thiểu cho cán bộ an tâm công tác.
Chia sẻ về nguồn ngân sách hiện nay có hạn, nhưng theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, "chúng ta cũng phải luôn quan tâm đến việc này để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, công chức có tâm huyết, nhiệt huyết đang muốn làm, muốn giữ gìn đạo đức trong sáng của mình, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp trong công việc của mình".
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí: Chống oan sai, bỏ lọt tội phạm là chủ trương xuyên suốt của ngành Kiểm sát nhân dân, là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác nghiệp vụ.
Chống oan sai, bỏ lọt tội phạm là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác nghiệp vụ của ngành kiểm sát
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết đây là chủ trương xuyên suốt của ngành, nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác nghiệp vụ.
Tuy nhiên, 2 yêu cầu này có sự mâu thuẫn với nhau trong thực tế giữa đấu tranh mạnh mẽ với tội phạm và không để lọt tội phạm là thách thức lớn với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Nhấn mạnh đây là yêu cầu rất cao và ngặt nghèo, do đó thời gian qua, Ban Cán sự và Viện trưởng kiểm sát tối cao yêu cầu toàn ngành là phải quán triệt nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ đối với kiểm sát viên là công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn.
Đặc biệt Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành một chỉ thị chuyên đề chuyên về chống oan sai, trong đó đưa ra nhiều giải pháp cụ thể.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại phiên chất vấn.
Trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu các kiểm sát viên các cấp thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục và biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định gắn chặt với công tố với điều tra ngay từ đầu, nhất là trong thực hiện 7 biện pháp điều tra cơ bản.
Chỉ đạo tập trung làm tốt khâu thụ lý tin báo, tố giác tội phạm để hạn chế oan sai, lọt tội phạm ngay từ đầu. Kiểm sát viên phải yêu cầu xác minh, điều tra và thu thập chứng cứ theo cả 2 hướng buộc tội và gỡ tội.
Yêu cầu nắm chắc và áp dụng những nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội. Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Trọng chứng hơn trọng cung, án tại hồ sơ và không được suy diễn, chứng cứ đến đâu xử lý đến đó. Không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế và đảm bảo đúng pháp luật.
Những vấn đề mới và phức tạp phải tìm hiểu sâu trong lĩnh vực chuyên môn, lắng nghe giải trình với yêu cầu kiểm sát viên phải đảm bảo khách quan, toàn diện trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong xác định tội danh và khung hình phạt phải đảm bảo dự xử lý nghiêm khoan hồng nhân văn thuyết phục.
Biện pháp quan trọng để hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm là công tác cán bộ
Biện pháp quan trọng để hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm là công tác cán bộ
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhấn mạnh hạn chế oan sai và bỏ lọt tội phạm thì một trong những biện pháp quan trọng là công tác cán bộ.
Do đó, đề ra yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra trường hợp tòa án tuyên bị cáo không phạm tội hoặc hủy án để điều tra lại; trường hợp phải đình chỉ vì không phạm tội thì kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của cá nhân, tập thể lãnh đạo đơn vị và xem xét cả trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp trên.
Viện kiểm sát cũng tăng cường thanh tra nghiệp vụ để phát hiện oan sai và bỏ lọt tội phạm để ngăn chặn kịp thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với công tác xây dựng ngành, đơn vị các cấp, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp kiểm sát trong công tác Đảng cũng như trong chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với yêu cầu chống oan sai, bỏ lọt tội phạm.
VGP