MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hết tháng 9, đây chính là 'viên kim cương' đắt giá của Việt Nam - nhóm hàng đầu tiên sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD

20-10-2023 - 07:10 AM | Thị trường

Hết tháng 9, đây chính là 'viên kim cương' đắt giá của Việt Nam - nhóm hàng đầu tiên sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD

Đây là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên đạt quy mô kim ngạch 3 chữ số.

Theo dữ liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhóm hàng đạt quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 100 tỷ USD đầu tiên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 104,23 tỷ USD. Đây cũng là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên của cả nước đạt được quy mô kim ngạch ba con số.

Đáng chú ý, sau nhiều năm đứng thứ 2 sau điện thoại và linh kiện, năm 2023, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta.

Hết tháng 9, đây chính là 'viên kim cương' đắt giá của Việt Nam - nhóm hàng đầu tiên sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD - Ảnh 1.

Cụ thể, hết tháng 9 xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 41,41 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu đạt 62,82 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, hết tháng 9 nhóm hàng này nhập siêu 21,41 tỷ USD.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng này có thể kể đến như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hồng Kông (Trung Quốc)…

Hết tháng 9, đây chính là 'viên kim cương' đắt giá của Việt Nam - nhóm hàng đầu tiên sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD - Ảnh 2.

Trong khi thị trường nhập khẩu lớn có thể kể đến là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Hết tháng 9, riêng nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tới 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Hết tháng 9, đây chính là 'viên kim cương' đắt giá của Việt Nam - nhóm hàng đầu tiên sở hữu kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD - Ảnh 3.

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.

Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng.

Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, cơ cấu xuất khẩu sản phẩm điện tử có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành phẩm.

Là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng của mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng chung của xuất khẩu cả nước. Nếu như năm 2011, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện mới chỉ chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2015 tỷ trọng đã tăng gấp 2 lần, chiếm 9,6% và luôn duy trì mức trên 10% từ đó đến nay.

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2022, nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng lần lượt các năm là: Năm 2019 và năm 2020 cùng tăng 22,8%; năm 2021 tăng 13,5% và năm 2022 tăng 9,7%. Bình quân cả giai đoạn 2011-2022 tăng 25,6%.

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đã khiến giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam. Và đến tháng 5/2023 thì mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã tiếp tục vượt qua điện thoại và linh kiện để trở thành nhóm hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên