Hiếm có du khách nào trong một chuyến có thể tham quan hết mọi cảnh đẹp du lịch tại Bạc Liêu
Một vòng trở về Bạc Liêu, miền Tây để khám phá hết công trình, cảnh đẹp của vùng đất hội tụ văn hóa dân tộc Kinh – Hoa – Khmer.
- 07-10-2022Bi kịch cuộc đời của "huyền thoại bảo mật": 1 bước trở thành triệu phú lẫy lừng nhưng vì lắm tài nhiều tật, kết thúc cuộc đời trong tăm tối
- 06-10-2022Dư giả đến đâu cũng không nên cho 4 kiểu người này vay tiền kẻo ôm thiệt vào thân
- 04-10-20223 loại 'thuốc trường thọ' miễn phí ai cũng đang sở hữu nhưng chưa biết tận dụng
- 03-10-2022Sở hữu cả BST Ferrari 50 triệu USD, triệu phú Mỹ vẫn bị Ferrari "cấm cửa" suốt 5 năm vì lý do không ngờ tới
- 03-10-20226 điều đại kỵ trong giao tiếp của người khôn khéo để không bao giờ gặp rắc rối
Vùng miền Tây sông nước vẫn luôn là nơi thu hút khách du lịch gần xa chính vì phong cảnh hữu tình, nhiều công trình, di tích mang đậm giá trị văn hóa cùng danh sách đặc sản ăn hoài không hết. Về thăm tỉnh Bạc Liêu nức danh trù phú, bạn sẽ được thưởng không gian trong lành của vườn chim tự nhiên, nhãn miệt vườn, rừng ngập mặn, say mê về những giai thoại ly kỳ của Công tử Bạc Liêu, nhạc sĩ Cao Văn Lầu... và hàng chục công trình kiến trúc độc đáo.
Bạc Liêu khí hậu ôn hoà, bạn đi vào mùa nào cũng đẹp. Đặc biệt, vào rằm tháng 10 sẽ diễn ra lễ hội Ok Om Bok, một trong ba lễ hội lớn nhất năm của người Khmer.
Di chuyển
Từ trung tâm TP.HCM đến Bạc Liêu mất khoảng 6 giờ đi xe. Nếu đi xe khách, bạn có thể chọn những nhà xe như: Phương Trang, Hoàng Yến, Kim Yến... giá vé khoảng 210.000 đồng.
Nếu đi bằng máy bay, bạn sẽ phải đáp ở sân bay Cần Thơ và bắt xe khách tới Bạc Liêu qua các hãng như Phương Trang, Tuấn Hưng, Vũ Linh... với giá vé 80.000 - 100.000 đồng và tốn thêm khoảng 2 tiếng.
Địa điểm tham quan
Nhà Công tử Bạc Liêu
Nói tới Bạc Liêu, người ta hay nhắc đến nhiều những giai thoại về Ba Huy (Công tử Bạc Liêu), nổi danh ăn chơi nức tiếng một thời. Nhà công tử Bạc Liêu cùng với lối kiến trúc bề thế, đây là căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nằm tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu.
Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây sang trọng, được người dân nơi đây gọi với cái tên “nhà lớn”. Ngôi biệt thự này do kĩ sư người Pháp thiết kế nên hầu hết vật liệu xây dựng được mang từ Paris về. Nhiều chi tiết, vật liệu, đồ nội thất trong nhà được nhập khẩu từ Pháp, các chi tiết xây dựng đều có đóng dấu chìm mẫu tự P để thể hiện xuất xứ. Du khách sẽ bị cuốn hút bởi những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế cùng với những chiếc đèn màu vàng tỏa ánh sáng lung linh tạo cảm giác ấm cúng. Những giá trị kiến trúc, nghệ thuật của công trình này không bị “lạc hậu” so với thời thế mà trái lại, càng trở nên quý giá và được đánh giá cao.
Nhà hát Cao Văn Lầu
Đây là công trình nhà hát mang tên người cố nhạc sĩ, tác giả của Dạ cổ hoài lang – cụ Cao Văn Lầu. Nhà hát tọa lạc tại khu vực quảng trường Hùng Vương, TP.Bạc Liêu. Công trình sở hữu kỷ lục ba chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam, thu hút nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân cũng như khách du lịch. Bạc Liêu được biết đến như cái nôi của loại hình đờn ca tài tử - cải lương, sự ra đời của nhà hát Cao Văn Lầu như một lời nhắc nhở các thế hệ sau phải giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu mà người xưa để lại. Hình ảnh ba chiếc nón là là biểu tượng đặc thù công trình nhà hát, gắn liền với cuộc sống của người dân Nam Bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung. Hình ảnh này tượng trưng cho sự đoàn kết của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa ở Bạc Liêu. Rộng hơn thế, đây còn được hiểu là sự gắn kết của ba miền Bắc, Trung, Nam.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu
Cánh đồng quạt gió cách trung tâm thành phố khoảng 20km, từ TP.Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu về phía biển, thuộc ấp biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là nhà máy điện gió Bạc Liêu. Đây là dự án điện gió đầu tiên ở Việt Nam, được xây dựng từ năm 2010. Hiện nay đã có 62 cột tháp và tuabin, mỗi tuabin cao khoảng 80m, cánh quạt dài 42m. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tuabin gió khổng lồ sừng sững trên nền trời. Với khung cảnh đẹp không khác gì châu Âu, nơi đây đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ đến chụp hình "sống ảo". Cánh đồng điện gió nằm ở vùng giáp biển nên gió rất lớn, vì vậy bạn nên đi vào thời điểm từ 6 giờ đến 9 giờ sáng hoặc 15 giờ chiều là tốt nhất.
Tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Nhất định du khách nên ghé qua Tháp Cổ Vĩnh Hưng khi về Bạc Liêu. Đây là một công trình kiến trúc cổ nhất của người Khmer được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Từ trung tâm thành phố bạn có thể theo Cầu Sập – Vĩnh Hưng rẽ trái 2km là tới tháp. Đến tháp cổ du khách được chiêm ngưỡng một công trình hoành tráng thời xa xưa, biết về nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng và có những thước ảnh vô cùng đặc sắc.
Chùa Xiêm Cán
Bạc Liêu là vùng đất có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Vì vậy, không thể không nhắc đến Chùa Xiêm Cán - một trong những ngôi chùa Khmer lớn và lộng lẫy nhất Nam Bộ. Chùa nằm cách trung tâm TP.Bạc Liêu khoảng 7km về hướng Đông, trụ tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông.
Tuy không phải là ngôi chùa Khmer cổ nhất, nhưng Chùa Xiêm Cán luôn được nhiều du khách ghé thăm. Ngôi chùa này mang sự uy nghi cùng lối kiến trúc tuyệt đẹp để lại ấn tượng khó quên. Điều khác biệt của chùa Khmer với những ngôi chùa bình thường khác chính là sự tinh tế trong từng vách tường, mái nhà và trụ cột. Hình ảnh chùa hiện lên với màu vàng nổi bật, bao quanh là hàng rào xây kiên cố cùng nhiều hoa văn ấn tượng. Nếu đến vào những dịp lễ hội lớn như Ok Om bok, Tết Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, bạn sẽ thấy chùa Xiêm Cán được trang hoàng lộng lẫy hơn cùng không khí rộn ràng với ca hát, vũ hội…
Nguồn: Hạnh Hạnh, Nguyễn Thanh Tính, Đoàn Hồng Minh
Chùa Ghositaram
Chùa Ghositaram là một trong những điểm du lịch tại Bạc Liêu thể hiện rõ nét nhất văn hóa tín ngưỡng Phật giáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Chùa Ghositaram tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây như một “bảo tàng mỹ thuật” thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer.
Phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của nơi miền Tây sông nước. Nội thất của ngôi chùa đều được trang trí bằng các bức họa nhiều màu sắc, các họa tiết cầu kỳ được chạm khắc tỉ mỉ. Những hoa văn, phù điêu trang trí với họa tiết hình cánh sen cùng những đường cong dịu dàng, thanh thoát. Giữa các hàng trụ cột được chạm khắc nhiều bức phù điêu mô tả các điển tích về cuộc đời Đức Phật và giáo lý nhà Phật. Được biết, toàn bộ phần họa tiết, hoa văn trang trí của toàn bộ ngôi chùa được các nghệ nhân mất tới 4 năm mới hoàn thành. Vào những ngày lễ hội quan trọng của cộng đồng Khmer như lễ Dolta, Dâng Y,... chùa Ghositaram thu hút đông đảo du khách về tham dự.
Nguồn: Yến Tracy, @baoohoang, Hạnh Hạnh, @huynhlevophi, Nguyễn Hoàn Hảo
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu
Nằm trên địa bàn 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu là một khu vườn nhãn cổ duy nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây quy tụ hàng trăm cây nhãn với tuổi thọ cả trăm năm vẫn sai quả ngọt. Những hàng cây to già với những cây gốc to hơn 2 người ôm không xuể, tán lá rộng mát, sẽ mang đến cho bạn một không khí vô cùng thư thái và yên bình.
Ảnh: thamhiemmekong
Ngoài ra ở đây còn có những địa điểm tham quan khác là Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, vườn chim Bạc Liêu, khu du lịch nhà mát Bạc Liêu, cánh đồng muối Bạc Liêu, khu Quán âm Phật đài, chùa Hưng Thiện, chùa Giác Hoa, Phước Đức cổ Miếu, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Tắc Sậy...
Món ăn đặc sản
Nhờ sự giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nên ẩm thực nơi đây vô cùng đa dạng và đặc biệt. Các món ăn vừa có tính dân dã, mộc mạc vừa có sự đầu tư, sáng tạo trong công thức chế biến. Nếu bạn là một người nghiện "food tour" khi đi du lịch, nhất định đừng bỏ qua những món sau đây.
Lẩu mắm và bánh tằm ngan dừa
Bánh xèo và bún nước lèo
Bún xào nem nướng và bánh củ cải
Đuông chà là và ba khía
Cá kèo nấu giấm và bún cay
Trí Thức Trẻ