Hiện thực tàn nhẫn: Lấy tiền cho vay chính là dùng tiền để mua kẻ thù, cái giá phải trả không chỉ là vật chất!
Một hiện thực đau đầu, gây tổn thương tình và tiền nhất trong xã hội hiện nay chính là: Cho vay tiền. Khi vay tiền, ai cũng khẩn khoản tha thiết, hứa ngày trả nợ đúng hạn. Nhưng khi cần trả thì sao?
- 14-06-2019Lương 9 triệu/tháng, cặp vợ chồng tiết kiệm được tiền tỷ mua nhà nhờ khôn ngoan tránh thoát 2 sai lầm tài chính chết người sau
- 13-06-2019Tại sao người giàu lại hay "keo kiệt"? Đừng chê trách nếu bạn còn dùng tư duy nghèo nàn này để đánh giá người khác
- 07-06-2019Câu chuyện 3 thùng gỗ, 1 thùng đựng phân, 1 thùng đựng nước, 1 thùng đựng rượu và bài học thâm sâu: Cùng hình dạng nhưng số mệnh trái ngược, cho đi cái gì sẽ nhận lại thứ đó
Một số người nói: "Anh em với nhau, tiền nong quan trọng gì!". Câu này vừa mang nghĩa tốt, vừa có thể bị biến tướng dùng trong những trường hợp xấu. Cho dù bình thường quan hệ tốt đến đâu, gặp nhau tay bắt mặt mừng, nhưng chỉ cần anh ta nợ tiền bạn, và khi đến hạn, bạn bắt đầu đòi tiền, rất nhiều người sẽ nói hoặc âm thầm nghĩ trong đầu: "Đấy bạn bè với nhau bao nhiêu lâu mà nó suốt ngày 'nã tiền' mình, nợ có mấy đồng bạc chứ gì!". Đôi khi, cho bạn vay tiền, chúng ta không chỉ mất tiền mà bạn bè sẽ không thể làm được nữa. Cả vật chất lẫn tình cảm đều bị hiện thực tàn nhẫn ấy bào mòn.
Chưa kể, còn có rất nhiều kiểu đi vay khiến chủ nợ khó lòng chấp nhận nổi, dù là bạn bè thân thiết cũng ái ngại khi được hỏi trong những trường hợp sau:
1. Cố tình "lờ đi" hạn trả nợ
Những người này thường cảm ơn rất chân thành khi mới vay được tiền, sau đó vẫn ăn uống chơi bời bình thường, tụ tập kết giao với chủ nợ y như trước, thái độ thân thiết trước sau như một. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là "Bao giờ có tiền để trả nợ" thì không bao giờ nhắc đến.
2. Vay nợ xong liền lật mặt
Khi tới vay, họ sẽ thể hiện thái độ cực kỳ chân thành tha thiết, vin vào đủ loại tình nghĩa anh em, bạn bè từ trước đến giờ, lấy những lý do rất khổ tâm để thuyết phục chúng ta "giúp đỡ" họ trong thời kỳ gian khó. Thế nhưng đến khi nhận tiền vào tay rồi, họ có thể trở mặt nhanh chóng, trốn tránh không qua lại hay giao tiếp với chủ nợ nữa. Đến hạn trả tiền cũng viện hết lý do này đến lý do khác để lần lữa, kỳ kèo đòi ra hạn thêm, thậm chí sẵn sàng block số điện thoại hoặc các cách thức liên hệ khác giữa hai người.
3. Trách ngược chủ nợ
Đây là kiểu người đáng ghét nhất vì rất có thể, ngay từ đầu, họ đã không hề có ý định trả tiền cho bạn. Nếu bạn đòi nợ nhiều lần, họ sẽ thản nhiên trách ngược lại như sau: "Cậu không nhìn thấy tôi khó khăn đến thế nào à? Nhà cậu thì giàu có ổn định tiền tiêu không thiếu, thế mà còn đi đòi tiền tôi? Cậu có còn coi tôi là anh em nữa không? Cậu có nghĩ đến tình nghĩa mấy năm nay không? Đúng là đồ bạn đểu!"
Đấy, đồng tiền mình đưa đi không những chẳng nhận được nửa lời cảm ơn, còn bị trách móc đến tối tăm mặt mũi, không khác gì dùng tiền mua kẻ thù.
4. Hoàn toàn "chai mặt"
Những người này thậm chí còn không cần tốn thời gian hay công sức để bịa ra một lý do, họ chỉ nói đơn giản: "Giờ tôi không có tiền, không trả được." Nếu đã lỡ cho vay, hãy xác định luôn bạn vừa ném tiền qua cửa sổ, khả năng lấy lại là rất nhỏ.
Nhớ thời xưa còn có câu: "Cha nợ con trả" nêu cao tinh thần sòng phẳng rõ ràng trong chuyện tiền bạc, đã vay thì nhất định phải trả. Dù chủ nợ có giàu sang đến mấy thì họ cũng từng phải khổ cực làm lụng mới tích cóp được cả gia tài như ngày hôm nay. Tiền tài của họ không phải từ trên trời rơi xuống, nên lại càng không thể "vung tay quá trớn" để gửi vào những kẻ không đáng, vì những chuyện không đáng.
Trên thực tế, nhiều người cho rằng: Khi thành lập mối quan hệ vay - nợ thì tốt nhất nên viết biên bản đàng hoàng. Đó không chỉ là cách thể hiện chữ tín của mình, mà còn góp phần chứng minh sự chân thành và tôn trọng bạn bè giữa đôi bên. Thay vì nghi ngờ, dò xét lẫn nhau, hai bên chỉ cần đồng ý tuân theo giấy vay nợ đã ghi thì sẽ đạt được "tiền bạc phân minh, ái tình sòng phẳng."
Chúng ta đều biết rằng cuộc sống có lúc này lúc kia, khi giàu có khi túng quẫn, không ai có thể lường trước chuyện gì. Chính vì thế, không thiếu những lúc chúng ta phải đi vay tiền của người khác để vượt qua giai đoạn khó khăn trong nhất thời. Cảm giác làm người mở miệng vay tiền cũng không thoải mái gì, nhưng để duy trì được tình cảm tốt đẹp giữa người đi vay và người cho vay, chúng ta phải chủ động xác định rõ một vài điểm sau:
Thứ nhất là, mối quan hệ giữa hai bên đủ thân thiết để vay tiền, không phải gặp ai cũng vay, không ít thì nhiều.
Thứ hai là, đảm bảo chắc chắn gần đây người đó không cần chi tiêu một khoản lớn nào đó, dư dả thật sự để tiện hỗ trợ tài chính cho mình mà họ không khó xử.
Thứ ba là, vay số tiền thích hợp với khoản tài chính dư dả của họ.
Và thứ tư, cũng là điều quan trọng nhất, lập ra một kế hoạch và thời gian rõ ràng mà chắc chắn bản thân bạn có thể chi trả khoản nợ cho người đó.
Có thể thấy rằng, vấn đề vay tiền không chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính và giá trị vật chất mà còn được xây dựng dựa trên niềm tin tưởng giữa đôi bên. Ngày nay, khi cho vay, thay vì sợ không được trả nợ, người ta càng sợ mất đi những mối quan hệ thân thiết tốt đẹp khi động chạm tới vấn đề tiền nong. Cho nên, vào những lúc cần thiết, một lời từ chối khéo léo những khoản vay tài chính có thể giúp bạn tránh khỏi khó xử.