MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiện tượng của ngành tôm: Công ty kín tiếng xuất khẩu gần 300 triệu USD, EPS 108.000 đồng, lợi nhuận năm 2020 cao hơn cả vua tôm Minh Phú

14-04-2021 - 07:37 AM | Doanh nghiệp

Hiện tượng của ngành tôm: Công ty kín tiếng xuất khẩu gần 300 triệu USD, EPS 108.000 đồng, lợi nhuận năm 2020 cao hơn cả vua tôm Minh Phú

Năm 2020 công ty trả cổ tức 100% bằng tiền mặt, các năm trước cổ tức đều trên 50%.

Công ty cổ phần Thuỷ sản Sóc Trăng (Stapimex) đã trở thành "hiện tượng" của ngành tôm khi có kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2020.

Theo đó, năm 2020 sản lượng thành phẩm công ty sản xuất được hơn 24.320 tấn, vượt 24% so với kế hoạch và tăng 31% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 296 triệu USD (gần 7.000 tỷ đồng), vượt 48% kế hoạch năm và tăng 45% so với năm 2019. 

Hiện tượng của ngành tôm: Công ty kín tiếng xuất khẩu gần 300 triệu USD, EPS 108.000 đồng, lợi nhuận năm 2020 cao hơn cả vua tôm Minh Phú - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh vượt trội của Stapimex năm 2020

Doanh thu thuần năm 2020 của Stapimex đạt 6.925 tỷ đồng, tăng 40,76% năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 780 tỷ đồng, gấp 3,3 lần kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 756,83 tỷ đồng. Công ty có vốn 77,5 tỷ đồng, trong đó số cổ phiếu quỹ 745.000 cổ phiếu, như vậy EPS năm 2020 của công ty đạt hơn 108.000 đồng.

Năm 2020, công ty trả cổ tức 100% bằng tiền mặt, tương đương 10.000 đồng/cp, gấp đôi kế hoạch ban đầu. Năm 2018 công ty trả cổ tức 80%, năm 2019 trên 50%.

Năm 2021, công ty đặt kế hoạch sản lượng thành phẩm sản xuất 32.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD, lợi nhuận 400 tỷ đồng. Cổ tức 50% trở lên.

Kết quả kinh doanh của Stapimex vượt trội trong ngành, bởi doanh nghiệp kinh doanh tôm cùng địa bàn là CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) vốn 588 tỷ (gấp 7,5 lần quy mô của Stapimex) năm 2020 đạt doanh thu 4.433 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 225 tỷ đồng, chỉ xấp xỉ năm 2019. Vua tôm Minh Phú (mã MPC) doanh thu thuần hợp nhất năm 2020 đạt 14.334 tỷ đồng giảm 15% so với cùng kỳ, LNST đạt 617 tỷ đồng, tăng 38,3% so với năm 2019, trong đó LNST công ty mẹ là hơn 617 tỷ đồng. Như vậy mặc dù quy mô nhỏ bé nhưng lợi nhuận của Stapimex còn vượt trội so với các ông lớn trong ngành.

Hiện tượng của ngành tôm: Công ty kín tiếng xuất khẩu gần 300 triệu USD, EPS 108.000 đồng, lợi nhuận năm 2020 cao hơn cả vua tôm Minh Phú - Ảnh 2.
Hiện tượng của ngành tôm: Công ty kín tiếng xuất khẩu gần 300 triệu USD, EPS 108.000 đồng, lợi nhuận năm 2020 cao hơn cả vua tôm Minh Phú - Ảnh 3.

Stapimex tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1978. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy sản (tôm) đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa,...Thị trường xuất khẩu của công ty là Mỹ, Châu Âu, Canada, Nhật.. 

Theo thông tin từ Dân Việt, Stapimex đã có những bước nhảy vọt trong 3 năm trở lại đây để đưa mình vào Top 2 nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất Việt Nam năm 2020 và dẫn đầu trong tháng đầu tiên năm 2021.

Trong 10 năm trở lại đây, vị thế của Stapimex trong bảng xếp hàng Top 10 luôn có sự trồi sụt và có thể ổn định ở vị trí Top 3 trong các năm 2013, 2015, 2016. Với thành quả đạt được trong năm 2020, đây là lần thứ 2 Stapimex trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 2 của năm (lần đầu vào năm 2014).

Hiện tượng của ngành tôm: Công ty kín tiếng xuất khẩu gần 300 triệu USD, EPS 108.000 đồng, lợi nhuận năm 2020 cao hơn cả vua tôm Minh Phú - Ảnh 4.

Nguồn: Dân Việt

Tại thời điểm cuối năm 2020 công ty có 2.175 nhân viên. Thu nhập bình quân ở mức 8,5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện tượng của ngành tôm: Công ty kín tiếng xuất khẩu gần 300 triệu USD, EPS 108.000 đồng, lợi nhuận năm 2020 cao hơn cả vua tôm Minh Phú - Ảnh 5.

Công ty có 292 cổ đông, nắm giữ hơn 7 triệu cổ phiếu. Trong đó Tổng giám đốc là ông Tạ Văn Vững nắm giữ 1,4 triệu cổ phiếu (chiếm hơn 20%), bà Nguyễn Thị Bảy nắm giữ 15,9%, bà Trần Thị Cẩm Phả nắm giữ 11,2% và ông Trần Nguyễn Hoàng Phú nắm trên 5%.

Năm 2020, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lĩnh vực xuất khẩu tôm Việt Nam năm nay hoạt động tốt mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, ở cả các nước nhập khẩu và các nước nguồn cung. Nhưng đến cuối năm, đã có cú nước rút ngoạn mục.

Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%. Như vậy, mặc dù có những thời điểm trồi sụt thất thường trong năm vì dịch bệnh, thị trường xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất khẩu thủy sản năm 2020. Mặc dù Mỹ là tâm dịch Covid-19 của thế giới, xuất khẩu tôm Việt Nam sang quốc gia này vẫn tăng trưởng dương trong cả 11 tháng năm 2020 với tổng kim ngạch đạt 806,6 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2019.

Châu Cao

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên