Hiệp định tạo ra khu vực tự do thương mại lớn nhất châu Á chuẩn bị được ký kết
Hiệp định RCEP bao gồm Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, 10 nước Đông Nam Á, Australia và New Zealand sẽ tạo ra khu vực tự do thương mại lớn nhất châu Á, chiếm 30% tổng GDP và thương mại toàn cầu.
- 11-11-2020Hiệp định RCEP sẽ mang lại những lợi ích kinh tế nào?
- 09-11-2020Bangkok Post: Hiệp định RCEP sẽ được ký trong tháng 11
- 23-06-2020Hiệp định RCEP vẫn mở để Ấn Độ tham gia
Bộ trưởng các nước thuộc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày thứ Tư đã đồng ý ký kết thỏa thuận thương mại trong hội nghị thượng đỉnh vào ngày Chủ Nhật, tuy nhiên nhóm các nước này vẫn để ngỏ cửa chào đón Ấn Độ tham gia sau này.
Theo Nikkei dẫn lời Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Malaysia, ông Mohamed Azmin Ali, nhóm 15 nước thuộc RCEP đã tiến hành thảo luận và sẽ ký kết hiệp định RCEP vào ngày Chủ Nhật tuần này tại hội nghị thượng đỉnh.
Đây sẽ là khung hiệp định thương mại đầu tiên của Nhật với Trung Quốc và Hàn Quốc – hai đối tác thương mại vô cùng quan trọng của Nhật.
"Sau khi mất đến 8 năm đàm phán bằng máu, mồ hôi và nước mắt, cuối cùng chúng tôi cũng đã đến thời điểm chốt được thỏa thuận RCEP", ông Azmin nói sau cuộc họp bộ trưởng trực tuyến.
Từ khi các cuộc đối thoại được khởi động vào năm 2013, Ấn Độ đã bắt đầu tham gia đàm phán. Tuy nhiên vào năm ngoái, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi việc đàm phán hướng tới hiệp định và chưa hề trở lại bàn đàm phán dù Nhật rất cố gắng thuyết phục, phía Ấn Độ rất lo lắng khi thâm hụt thương mại của Ấn Độ ngày một cao hơn.
Dù rằng một số nước khác sẽ không được cho phép gia nhập RCEP trong một khoảng thời gian sau khi hiệp định này có hiệu lực, điều khoản đó sẽ không được áp dụng cho Ấn Độ. Các nước thành viên đã thảo ra tài liệu riêng biệt cho phép Ấn Độ gia nhập bất kỳ lúc nào.
RCEP sẽ giảm thuế và lập ra thêm các quy tắc mới trong khoảng 20 lĩnh vực, trong đó có dòng chảy dữ liệu liên biên giới. Thỏa thuận này cũng không có nhiều tác động giảm thuế với sản phẩm nông sản và thủy sản hơn so với hiệp định TPP hoặc hiệp định đối tác kinh tế Nhật – EU. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm trong khối RCEP đã không hề tính đến điều này trong khối RCEP.
RCEP sẽ loại bỏ khoảng 61% các loại thuế nhập khẩu của các nước Đông Nam Á, Australia và New Zealand cùng với 56% thuế từ Trung Quốc và 49% thuế từ Hàn Quốc.
Đối với các công ty xuất khẩu Nhật, thỏa thuận này dự kiến sẽ loại bỏ một số loại thuế mà Trung Quốc áp với sản phẩm hàu trong năm thứ 11 tính từ khi thỏa thuận có hiệu lực, Hàn Quốc sẽ ngừng áp thuế với sản phẩm kẹo vào năm thứ 10 của thỏa thuận và thuế mà Indonesia áp với sản phẩm thịt bò sẽ được loại bỏ ngay trong năm đầu tiên của thỏa thuận. Thuế với sản phẩm rượu sake của Nhật cũng sẽ được loại bỏ.
Nhật tuy nhiên sẽ duy trì thuế nhập khẩu đối với 5 mặt hàng nông sản vốn có tầm quan trọng chính trị cao bao gồm: gạo, bột mì, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm sữa và đường. Tokyo sẽ bỏ thuế nhập khẩu với 82% nông sản và thủy sản theo thỏa thuận TPP vầ thỏa thuận với EU.
Nhịp sống doanh nghiệp