Hiểu thế nào về 'giấy phép con' ?
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có tổng số 5.719 điều kiện kinh doanh.
- 23-07-2017Giấy phép con: Cắt cái này, lại "mọc" cái khác!
- 12-02-2017Đừng để 10 năm sau lại vật vã cắt bỏ 'giấy phép con'
- 21-11-2016Thận trọng khi thông qua danh mục giấy phép con
Trong phiên họp báo thường ký Chính phủ tháng 7/2017 mới diễn ra ngày 3/8, một vấn đề được Thủ tướng Chính phủ đặt ra là rà soát lại hàng rào "giấy phép con" nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng hiểu về cụm từ này.
Theo giải thích của Chuyên gia kinh tế độc lập về chính sách công Nguyễn Quang Đồng, xét về mặt lịch sử, trong giai đoạn trước năm 2005, giấy phép được sử dụng như những công cụ quản lý để cho phép người dân, doanh nghiệp được kinh doanh một ngành nghề cụ thể nào đó. Công cụ quản lý bằng giấy phép là sự thể hiện rõ nhất cho phương châm người dân chỉ được làm những gì Nhà nước cho phép.
Bởi vậy, giấy phép, trong giai đoạn trước năm 2005 thường mang tính chất là văn bản cho phép được kinh doanh một nghề cụ thể. Ví dụ, để dạy nhạc thì cần có "giấy phép dạy nhạc"; để hành nghề đánh máy chữ cần có "giấy phép đánh máy chữ"; làm nghề đánh cá cần có "giấy phép hoạt động nghề cá", "giấy phép khai thác hải sản xa bờ".
Đặc biệt là sau năm 2005, trong các văn bản pháp lý chính thức công cụ quản lý bằng giấy phép bắt đầu được điều chỉnh. Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt đầu được sử dụng thay thế cho giấy phép kinh doanh trong một ngành nghề cụ thể. Theo đó, hoạt động trong mỗi ngành nghề không còn sử dụng chung một loại giấy phép duy nhất để cho phép hay không cho phép kinh doanh. Thay vào đó, trong từng ngành nghề, có nhiều loại điều kiện, yêu cầu cụ thể khác nhau. Thủ tục xác lập việc đáp ứng điều kiện thường vẫn là một loại giấy phép như đã phân tích ở phần trước.
Sự thay đổi này là hệ quả của quá trình chuyển đổi tư duy và hệ thống pháp luật, từ cấm kinh doanh (tư nhân không được kinh doanh trong bất kỳ ngành nghề nào) chuyển sang cho phép kinh doanh một cách hạn chế (Nhà nước cho phép tư nhân được làm trong một số ngành nghề nhất định) và hiện nay là tự do kinh doanh (theo nghĩa được kinh doanh trên tất cả mọi ngành nghề Nhà nước không cấm).
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có tổng số 5.719 điều kiện kinh doanh.
Ông Đông lấy ví dụ về giấy phép con là trong ngành kinh xoanh xuất khẩu gạo. Một doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đồng thời rất nhiều điều kiện, trong đó một số điều kiện chính gồm: (i) nằm trong quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, (ii) có sẵn nhà kho có sức chứa tối thiểu 5.000 tấn, (iii) có máy xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ.
Đáp ứng các điều kiện này rồi, trong khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo cụ thể, doanh nghiệp tiếp tục phải đáp ứng tiếp các điều kiện: (iv) "đăng ký" hợp đồng với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và được hội này đồng ý; (v) trong quá trình thực hiện hợp đồng, phải dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo đã xuất khẩu trong sáu tháng liền kề trước; (vi) nếu xuất khẩu vào thị trường xuất khẩu gạo tập trung, cần có thông báo và có sự đồng ý của Bộ Công Thương... Mỗi một điều kiện thông thường tương ứng với một loại giấy phép.
Mới đây, báo cáo của CTCK Bảo Việt cũng cho biết chuỗi giá trị ngành gạo đang có nhiều bất cập trong đó vai trò của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA). Hiện VFA đóng vai trò rất quan trọng trong can thiệp chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam. VFA điều tiết thông qua các công cụ: (1) doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu; (2) áp giá sàn xuất khẩu; (3) tham gia phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng VFA cần thực hiện vai trò là tổ chức đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên thay vì đang hoạt động như một cơ quan hành chính của Chính phủ. Trọng tâm của vấn đề là việc cho phép VNF1 và VNF2 độc quyền thực hiện xuất khẩu đi các thị trường tập trung bên cạnh việc thiếu nhạy bén trong điều chỉnh giá sàn xuất khẩu để phù hợp với xu thế và bối cảnh thị trường thế giới.
Nhịp Sống Kinh Tế