MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệu ứng Pygmalion: Các bậc cha mẹ hay thầy cô giỏi đều là những người giỏi nói dối

25-09-2019 - 23:29 PM | Sống

Nói dối là một kĩ năng giáo dục của bậc trí tuệ. Thành công của phương pháp này phụ thuộc vào cách cha mẹ nói dối trẻ như thế nào.

Tôi từng nghe một bài hát có tựa đề là: Ngắm hoa trong sương mù. Ca từ của bài hát nhẹ nhàng thế này: "Hãy cho tôi mượn một đôi mắt thông tuệ, để tôi nhìn thấu mọi điều trên thế gian".

Trong cuộc sống, có lẽ mỗi người chúng ta đều cần một đôi mắt thông tuệ. Nhưng trong việc giáo dục con cái, tôi thường khuyên các bậc phụ huynh rằng: "Bạn chỉ cần một mắt nhắm, một mắt mở".

"Một mắt mở" là để nhìn thấy ưu điểm, sở trường, tiềm năng của con. Còn đối với khuyết điểm hoặc những điều con không thực hiện được, bạn chỉ cần "một mắt nhắm" là những điều ấy sẽ không tồn tại.

Hiệu ứng Pygmalion: Các bậc cha mẹ hay thầy cô giỏi đều là những người giỏi nói dối - Ảnh 1.

Một số phụ huynh đã bật lại: "Làm thế chẳng khác nào tự lừa người dối mình". Các bậc phụ huynh này không biết rằng, nói dối là một kĩ năng và là phương pháp giáo dục đạt cảnh giới cao nhất mà hiếm người làm được.

Một người mẹ khi đi họp phụ huynh, giáo viên nói rằng: "Con của chị học kém nhất lớp, khả năng tập trung của nó chỉ vọn vẹn khoảng 3 phút". Trở về nhà, người mẹ nói với con: "Cô giáo khen ngợi con tiến bộ, cô nói rằng con có khả năng tập trung khoảng 3 phút". Đứa trẻ nghe xong cảm thấy rất phấn khích, khả năng tập trung của đứa trẻ bắt đầu tăng lên từ 5 phút, cho đến 10 phút.

Một học sinh kiểm tra văn học chỉ đạt 12 điểm. Giáo viên đã hỏi nguyên nhân và được biết cậu học sinh này không hứng thú với văn học, trên lớp cậu ta cũng không chuyên tâm nghe giảng. Giáo viên đã nói rằng: "Em không hứng thú với văn học, không chăm chú nghe giảng nhưng có thể đạt 12 điểm, chứng tỏ em rất giỏi. Nếu em dành thêm thời gian học, tin rằng kết quả của em sẽ tốt hơn". 

Bài kiểm tra tiếp theo, cậu học sinh này đã đạt 20 điểm. Giáo viên tiếp tục khen ngợi bằng cách sử dụng kĩ năng nói dối, và thành tích của cậu học sinh ngày càng ấn tượng.

Hiệu ứng Pygmalion: Các bậc cha mẹ hay thầy cô giỏi đều là những người giỏi nói dối - Ảnh 2.

Hiệu ứng Pygmalion - lời tiên tri tự ứng nghiệm

Giáo sư tâm lý học Robert Rosenthal đã khám phá ra hiệu ứng Pygmalion, còn gọi là "lời tiên tri tự hoàn thành" hay "lời tiên tri tự ứng nghiệm". Một lần đến trường học, ông đã chọn ngẫu nhiên 10 học sinh và nói rằng các em là những thiên tài. Kết quả 8 tháng sau, hiệu trưởng và giáo viên phát hiện thành tích của 10 em học sinh này đều có tiến bộ rõ rệt.

Hiện tượng kỳ vọng cao dẫn đến sự gia tăng hiệu suất được gọi là hiệu ứng Pygmalion. Hầu hết giáo viên đều biết đến "trò bịp" này, những người có thể áp dụng nhuần nhuyễn phương pháp này sẽ trở thành giáo viên xuất sắc. Nhưng thật đáng tiếc, một số giáo viên khác bởi vì có đôi mắt thông tuệ, quá tỉnh táo, quá lý trí nên không thể một mắt nhắm, một mắt mở. Sau cùng, họ đã vuột mất cơ hội trở thành một giáo viên xuất sắc trong việc dẫn dắt, khai phá tiềm năng của học sinh.

Một số phụ huynh than thở với tôi rằng, con của họ nhỏ tuổi và rất nghịch ngợm, nó không hề hiểu chuyện như "con nhà người ta". Khi nghe điều này, tôi cảm thấy mừng thầm cho họ, bởi họ có nhiều cơ hội để áp dụng kĩ năng nói dối với con. Nếu con của họ già dặn như ông cụ non, khi bố mẹ sử dụng kĩ năng nói dối, nó liền khịt mũi và cho rằng "trò bịp" của cha mẹ thật nhạt nhẽo. Thế là hỏng bét rồi, bởi họ không thể vận dụng kĩ năng nói dối để khai phá tiềm năng của con.

Tại sao kĩ năng nói dối có tác dụng "đáng gờm" đến thế?

Hành vi của con người thường hình thành theo 3 mốc giai đoạn: Nhận định, giả vờ, thay đổi.

Chẳng hạn, bạn muốn con trở thành một đứa trẻ ham học, bạn có thể áp dụng phương pháp như sau:

Hiệu ứng Pygmalion: Các bậc cha mẹ hay thầy cô giỏi đều là những người giỏi nói dối - Ảnh 3.

1. Nhận định:

Dùng mọi cách để nói với con rằng: "Con là đứa trẻ ham học".

Nói với người khác rằng: "Con của tôi là đứa trẻ ham học".

Lúc bình thường, bạn hãy đối xử với con bạn theo cách nó là đứa trẻ ham học.

2. Giả vờ

Ban đầu, con có thể phản ứng gay gắt: "Con không ham học, mẹ đừng nói vớ vẩn nữa".

Nhưng sau khi nghe người khác nhắc đến nó là đứa trẻ có niềm đam mê bất tận với việc học. Nó sẽ muốn thử cảm giác tỏ ra là đứa trẻ ham học. Ngay lập tức, bạn tiếp tục nhận định: "Quả nhiên con là đứa trẻ ham học".

Tâm lý của trẻ sẽ tỏ ra ham học trước những người khuyến khích nó về việc học. Cho dù con không thích học thật đấy, nhưng khả năng giả vờ của con đã thuần thục rồi.

3. Thay đổi

Khi nhiều người khen con bạn là đứa trẻ ham học, khả năng giả vờ của con sẽ khuếch trương theo phạm vi rộng. Khi nhiều người kiên trì khen con bạn là đứa trẻ ham học, khả năng giả vờ của con sẽ tăng dần theo thời gian. Tiếp theo, giả vờ ham học sẽ dần biến thành thói quen, đứa trẻ sẽ nghĩ mình là một đứa trẻ ham học. Cuối cùng, đứa trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ ham học thật sự.

Điều này tương tự như lời nói dối, khi lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành lời nói thật. Khi một người tin rằng mình là người thế nào, người đó sẽ trở thành người như vậy.

Các nhà tâm lý học đã từng nghiên cứu và rút ra kết luận: "Bạn chỉ cần đối xử với một người theo cách mà bạn muốn người đó trở thành. Không lâu sau, người đó sẽ thật sự biến thành người mà bạn mong muốn".

Những bậc cha mẹ hoặc giáo viên tài giỏi là người vô tình hoặc cố ý áp dụng theo quy tắc này. Trước tiên, họ sẽ nhận định là đứa trẻ tài giỏi, biết quan tâm người khác. Tiếp theo, trước mặt giáo viên hoặc cha mẹ, đứa trẻ sẽ thể hiện mình là người như vậy. Sau đó, đứa trẻ sẽ thật sự trở thành người mà cha mẹ và giáo viên mong muốn.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý, khi bạn nói con mình là một kẻ bất tài, không giỏi giang. Khi đó cha mẹ đã trở thành kẻ nói dối theo hướng tiêu cực, bởi đứa trẻ sẽ thật sự trở thành một kẻ bất tài, không giỏi giang theo cách mà cha mẹ tiêm nhiễm vào đầu nó.

Nói dối là một kĩ năng giáo dục của bậc trí tuệ, thành công của phương pháp này phụ thuộc vào cách cha mẹ nói dối trẻ như thế nào. Khi cha mẹ mong muốn con trở nên tài giỏi, thì trước tiên cha mẹ phải thạo "trò bịp" bằng cách nhắn nhủ với trẻ: "Con chính là đứa trẻ tài giỏi!".

Theo QQ

Theo Tú Uyên

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên