Hình ảnh các siêu thị náo loạn như ngày tận thế hé lộ "tử huyệt" của Trung Quốc: An ninh lương thực
Có lẽ, rất ít vấn đề quan trọng với Bắc Kinh hơn an ninh lương thực.
- 05-11-2021Phân khúc căn hộ từng hot nhất Thâm Quyến bước vào thời kỳ "ngủ đông", môi giới méo mặt vì chính sách mới của chính phủ Trung Quốc
- 05-11-2021Thêm 1 tập đoàn bất động sản Trung Quốc đứng trước bờ vực vỡ nợ, cổ phiếu ngừng giao dịch
- 04-11-2021Vì sao các siêu thị Trung Quốc tắc nghẽn, người dân hoảng loạn tích trữ 300 kg gạo?
- 04-11-202132 nước bao gồm EU chấm dứt ưu đãi thuế quan dành cho Trung Quốc: Bắc Kinh phản ứng "lạ"
- 04-11-2021Trung Quốc công bố bước đột phá mới nhằm tách rời Mỹ: Sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng... khí thải
Nhìn lại lịch sử, Trung Quốc vẫn luôn là quốc gia đông dân hàng đầu thế giới. Dù là nước nông nghiệp nhưng hạn hán, lũ lụt và nạn đói không ít lần xảy ra trong lịch sử quốc gia này. Trong quá khứ, nhiều vương triều đã bị người dân vùng lên lật đổ chỉ bởi nạn đói hoành hành.
Ở thời điểm hiện tại, nạn đói có vẻ không còn là nguy cơ với 1,4 tỷ dân Trung Quốc. Tuy nhiên, an ninh lương thực vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà chức trách nước này. Gần đây nhất, thế giới lại có cơ hội nhìn thấy điểm yếu chết người trong an ninh lương thực của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau một thông báo của Bộ Thương mại nước này.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Thương mại Trung Quốc đa tạo ra sự hoảng loạn khi ban bố một thông báo, trong đó kêu gọi người dân tích trữ lương thực. Ngay lập tức, một cơn bão mua sắm đã quét sạch các siêu thị. Những gia đình cố gắng mua nhiều nhất lương thực có thể. Thậm chí, có những nhà mua tới 300kg gạo.
Thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu các chính quyền địa phương đảm bảo rằng công dân của họ "có đủ nguồn cung" thực phẩm trong mùa đông này. Thông báo cũng yêu cầu giữ ổn định giá cả lương thực. Nó xuất hiện trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt, thiếu hụt năng lượng và những ách tắc trong chuỗi cung ứng do Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên, việc Bộ Thương mại Trung Quốc đề cập tới việc các gia đình cần tích trữ "nhu yếu phẩm thiết yếu" đã gây ra phản ứng dữ dội. Trên mạng xã hội, người dân Trung Quốc cho biết trong đợt dịch tồi tệ nhất của dịch bệnh đầu năm 2020, nhà chức trách cũng chưa đưa ra yêu cầu này. Một phản ứng dây chuyền được kích hoạt kèm theo làn sóng mua sắm "như ngày tận thế".
Hình ảnh trên truyền thông Trung Quốc cho thấy hàng dài người mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa ở Thường Châu, một thành phố thuộc tỉnh Giang Tô. Xe đẩy của họ chất đầy sản phẩm. Trong khi đó, các kệ hàng đều trong tình trạng trống rỗng.
Rõ ràng, thực phẩm là vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc. Quốc gia này từng trải qua những nạn đói kinh hoàng khiến rất nhiều người chết. Thảm kịch trong những năm 1950, 1960 vẫn còn trong ký ức nhiều người đang sống.
Nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng lo ngại về an ninh lương thực chưa bao giờ biến mất. Ví dụ, Chính phủ Trung Quốc gần đây công bố một "kế hoạch hành động", khuyến khích người dân không đặt nhiều thực phẩm hơn mức họ cần và báo cáo các nhà hàng lãng phí thực phẩm.
Dẫu vậy, thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc gây ra một phản ứng bất thường. Thậm chí, người ta còn liên tưởng thông báo này với nhiều vấn đề địa chính trị nóng bỏng khác ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không bằng chứng nào cho thấy những vấn đề đáng quan ngại đó có thể trở thành sự thực.
Nhằm xoa dịu tình hình, Zhu Xiaoliang, một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, nhấn mạnh nước này có đủ nguồn cung thực phẩm. Nói về chỉ thị, ông Zhu cho rằng Bộ Thương mại chỉ nhắm đến các chính quyền địa phương thay vì các hộ gia đình thông thường.
Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc là quốc gia duy nhất còn theo đuổi chiến lược Zero Covid. Tuy nhiên, các đợt bùng phát xảy ra liên tiếp tạo ra áp lực lớn cho quốc gia này trong việc dập dịch và đảm bảo không một ca Covid-19 nào xuất hiện trong cộng đồng. Trung Quốc có thể phong tỏa cả một khu vực trong trường hợp phát hiện dấu hiệu dịch bệnh.
Tham khảo: CNN