Hình ảnh đối lập của các toa tàu Việt Nam đang sử dụng - có cả hạng sang đến hạng cũ khó tin
Trong khi tàu Bắc – Nam chủ yếu là các toa giường nằm và ghế mềm được trang bị tivi, điều hoà thì tàu chạy chặng ngắn dùng ghế cứng cũ, quạt máy từ thời bao cấp.
- 21-10-2021[ẢNH] Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên ở Việt Nam 16 năm dang dở - khối tài sản nghìn tỷ 'đắp chiếu', hoen gỉ, xuống cấp
- 20-10-2021[ẢNH] Hiện trạng 37 toa tàu Nhật Bản dùng 40 năm mà Đường sắt Việt Nam muốn nhập về
- 18-10-2021Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt: 'Nhập 37 toa tàu Nhật Bản đã sử dụng 40 năm còn hiệu quả hơn các toa xe đang vận hành'
Đường sắt Việt Nam hiện đang sử dụng 1.030 toa xe chở khách. Trong đó có 126 toa xe đã sử dụng từ 30 đến 40 năm; 163 toa xe trên 40 năm. Những toa tàu cũ chủ yếu được sử dụng ở các chặng ngắn, dừng ở nhiều ga nhỏ, thường được gọi là "tàu chợ".
Đơn cử như tuyến Yên Viên-Hạ Long, đang sử dụng các toa tàu với ghế cứng.
Trên tàu trang bị những chiếc quạt cũ kỹ, có từ thời bao cấp.
Chuyến tàu Yên Viên - Hạ Long chủ yếu dành cho việc chở hàng nông sản từ Bắc Giang, Hải Dương đi Quảng Ninh.
Dọc tuyến, tàu dừng ở nhiều ga nhỏ để vận chuyển hàng hoá. Lượng khách đi trên các chuyến tàu này rất ít và thường xuyên phải bù lỗ.
Theo nghị định 65 của Chính phủ, toa tàu chở khách chạy có niên hạn không quá 40 năm. Từ ngày 1-1-2021 Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) có hơn 200 toa tàu hết niên hạn và số toa hết hạn sẽ tăng lên hằng năm. Vì vậy, VNR muốn nhập 37 toa tàu Nhật Bản để thay thế. Tuy vậy, vấn đề vướng mắc là chúng cũng có tuổi thọ khoảng 40 năm.
Trái ngược với các chuyến "tàu chợ", tàu SE5 chạy Bắc - Nam sử dụng các toa tàu được cải tạo, nâng cấp nên mới hơn.
Các chuyến tàu này được trang bị ghế mềm. Hiện VNR chỉ bán tối đa 50% số ghế để đảm bảo giãn cách.
Các toa giường nằm mềm tiện nghi cũng được bố trí khá nhiều. Mỗi khoang nhỏ có 4 giường.
Tàu Bắc - Nam còn có tivi lớn và các màn hình nhỏ phục vụ nhu cầu giải trí.
Hệ thống điều hoà tuy không mới nhưng vẫn hoạt động tốt.
Nhà vệ sinh, bồn rửa mặt tuy không rộng rãi nhưng đã được cải tiến, không còn xả thẳng chất thải xuống đường ray như trước đây.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) gần đây đã thông tin về việc đường sắt Nhật Bản muốn chuyển giao 37 toa tàu đã qua sử dụng 40 năm cho đường sắt Việt Nam.
Các toa tàu Kiha 40 và 48 có thể tiếp tục vận hành tốt nếu được bảo trì tốt, ít nhất là 15 năm nữa. Tổng thể chi phí cho dự án này, tối đa hết 140 tỷ, trong đó 40 tỷ cho vận chuyển và hơn 80 tỷ cho hoán cải.
Trong khi đó, chi phí mua mới 37 toa tàu loại này khoảng 1.100 tỷ đồng.
Phía Nhật Bản đánh giá các toa xe này có độ an toàn cao với tỉ lệ sự cố 1-2 vụ trên 1 triệu km vận hành.
Điểm đặc biệt là các toa xe của Nhật Bản là loại tự hành, có thể tự chạy, kể cả một toa, mà không cần đầu kéo. Vì đầu máy nằm ngay trong toa xe. Các toa tàu này sẽ thích hợp quãng đường ngắn, dưới 300km, như chặng Hà Nội - Hải Phòng, Sài Gòn - Nha Trang, Hà Nội - Thanh Hóa… Nếu có toa xe tự hành này, chi phí khai thác giảm xuống và tần suất khai thác sẽ tăng lên, linh hoạt hơn.
Doanh nghiệp và tiếp thị