MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

H&M, Zara, Uniqlo... và xu hướng 'ăn liền' đã thay đổi ngành công nghiệp thời trang và nền kinh tế như thế nào?

20-07-2017 - 20:06 PM | Tài chính quốc tế

Thị trường may mặc đang phát triển với tốc độ nhanh hơn cả nền kinh tế toàn cầu.Jack Ma, người sáng lập và CEO của tập đoàn Alibaba, chia sẻ: “Bà tôi chỉ có một cái áo trong tủ quần áo. Mẹ tôi có 3. Thế hệ con gái tôi, 50. Và 48% trong số đó, nó không bao giờ mặc.”


Tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc (số liệu sau năm 2017 là dự đoán)

Tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc (số liệu sau năm 2017 là dự đoán)

Theo MarketLine, một công ty cung cấp thông tin kinh doanh, ngành may mặc toàn cầu đã tăng trưởng với tốc độ 4,78%/năm kể từ năm 2011. Doanh thu trong năm 2017 đạt gần 1,4 nghìn tỷ USD, và không cho thấy dấu hiệu chậm lại khi thị trường này được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,91% trong 3 năm tiếp theo.

Đến năm 2020, quy mô thị trường của ngành may mặc dự kiến sẽ đạt doanh số 1,65 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới, tăng 60% so với năm 2011.


Quy mô thị trường ngành may mặc (số liệu sau năm 2017 là dự đoán)

Quy mô thị trường ngành may mặc (số liệu sau năm 2017 là dự đoán)

Nói một cách đơn giản, tăng trưởng nhanh chóng này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng trung bình trên thế giới đang mua gấp 1,5 lần lượng quần áo họ đã mua 6 năm trước.

GDP tuyên bố rằng tăng trưởng của GDP toàn cầu từ năm 2011 đến năm 2015 là 2,7%. Theo MarketLine, tốc độ tiêu thụ quần áo cũng trong khoảng thời gian đó là 4,5%. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ngày càng tiêu nhiều tiền vào quần áo hơn.

Loại quần áo được tiêu thụ hằng năm (Nguồn: MarketLine)
Loại quần áo được tiêu thụ hằng năm (Nguồn: MarketLine)

Tại sao trong 6 năm gần đây lại có sự gia tăng tiêu thụ quần áo như vậy? Có phải vì chúng ta chưa bao giờ có đủ quần áo để mặc trong lịch sử? Lập luận này thực sự không có căn cư vì trước năm 2011 không hẳn là thời kỳ đen tối của thị trường may mặc.

Một trong những nguyên nhân có thể liên quan đến cách mà thời trang đang phát triển với sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng trong thế kỷ 21 của thời trang ăn liền: nơi mà những trang phục giá rẻ và theo mốt đang lên ngôi.

Chào mừng đến với thời trang ăn liền


YSL (3.500 USD) vs. Forever 21 (23 USD)

YSL (3.500 USD) vs. Forever 21 (23 USD)

Nói đến quần áo, hầu như cũng muốn hợp thời trang. Chúng ta muốn trông thật đẹp khi gặp bạn bè hoặc diện những bộ cánh hợp mốt nhất khi có cuộc gặp với người lạ. Nhưng trong một thế giới của Hugo Boss, Amarni Exchange và Rolex thì làm thế nào một người có thể trưng diện mà không tiêu hết sạch tiền? Câu trả lời chính là thời trang ăn liền.

Các nhà bán lẻ thời trang ăn liền sản xuất quần áo thể hiện xu hướng thời trang và phong cách của thế giới hiện đại. Họ biến những thiết kể của các hãng thời trang đắt tiền như Louis Vuitton hay Prada thành những sản phẩm rẻ được sản xuất hàng loạt cho khách hàng và mang nét thẩm mỹ gần tương tự. Các công ty như H&M, Zara, Uniqlo và Forever 21 thuộc khuôn mẫu này khi những thương hiệu này có xu hướng sản xuất ra những mẫu bắt chước với chi phí thấp và những sản phẩm cơ bản cần thiết để họ có thể thường xuyên thay đổi.

Họ sản xuất theo phong cách ăn liền như thế nào?

Các thương hiệu thời trang ăn liền hay thời trang nhanh có thể giữ giá thấp bằng cách dựa vào các chuỗi cung ứng hợp lý, nguyên tắc và các chính sách tích hợp toàn cầu cũng như quá trình triển khai nhanh chóng.

Lấy Zara làm ví dụ. Zara được biết đến vì có thể tạo ra một thiết kế mới và sản phẩm được hoàn thiện dựa trên thiết kế đó được vận chuyển đến 2213 cửa hàng trong vòng 2 tuần. Trong 2 tuần đó, Zara có thể thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối một mặt hàng mới đến tất cả 93 quốc gia mà công ty quần áo khổng lồ này đang hoạt động.

Hiệu quả đến mức khó tin này đã tạo ra một lợi thế cho các công ty thời trang nhanh mà các nhà bán lẻ truyền thống luôn phải vật lộn để bắt chước. Chưa bao giờ quần áo được sản xuất hàng loạt với phong cách công nghiệp như thế. Phương pháp kinh doanh này rất có giá trị trong ngành thời trang vì nhiều chuyên ta tin rằng chúng ta không còn làm theo lịch thời trang 4 mùa nữa, mà chúng ta đang ở trong 52 mùa thời trang (hàm ý chỉ 52 tuần trong một năm).

Tuy nhiên, thiết kế và phân phối sản phẩm nhanh chóng không phải là cũ khí duy nhất mà những nhà bán lẻ thời trang nhanh. Họ cũng được biết đến với việc giao bán sản phẩm với số lượng có hạn để đảm bảo khả năng các công ty có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng đột xuất. Điều này mang lại lợi ích cho nhà bán lẻ khi họ có thể điều chỉnh hàng hóa tồn kho của họ dựa vào sự quan tâm của khách hàng.

Độ “phủ sóng” của thời trang ăn liền

Thời trang nhanh cũng không khác thức ăn nhanh: sản phẩm dễ gây nghiện, phù hợp, rẻ và có thể tìm thấy ở gần như bất cứ đâu. Toàn cầu hóa đã đưa chúng ta đến một thế giới mà những nhà bán lẻ thời trang nhanh cũng không khác gì sự nổi bật của ông trùm thức ăn nhanh McDonald’s.

Vào năm 2016, H&M mở 427 cửa hàng mới. Thương hiệu thời trang nhanh này sử dụng hơn 160.000 nhân lực ở 62 quốc gia khác nhau và tiếp tục phát triển kinh doanh nổi bật cả về thể chất và trực tuyến. Zara thậm chí còn có kế hoạch phát triển nhanh hơn. Theo kế hoạch, nhãn hiệu này sẽ mở 500 cửa hàng mới tính đến cuối năm 2017.

Sự mở rộng nhanh chóng này là một thói quen phổ biến của nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp này vì lãnh thổ là yếu tố quan trọng để theo đuổi sự hiện diện thuận lợi trên thị trường.

Thời trang nhanh đang giữ vai trò thống trị

Amancio Ortega đã tạo ra Zara vào năm 1974. Bỏ học từ năm 14 tuổi, ông đã học cách làm quần áo bằng tay và nắm cơ hội mở công ty riêng của mình. Ngay nay, ông có một tài sản ròng trên 86 tỷ USD và là người giàu thứ 4 thế giới.


Thời trang ăn liền đang phát triển nhanh hơn toàn bộ nền công nghiệp may mặc

Thời trang ăn liền đang phát triển nhanh hơn toàn bộ nền công nghiệp may mặc

Mặc dù bắt đầu như một người ngoài cuộc và là cách để giới trung lưu trở nên thời trang hơn, thời trang nhanh đã chuyển từ một nhánh kinh doanh ngoài lề trở thành kẻ dẫn đầu trong ngành công nghiệp thời trang.

Ngày nay, các thương hiệu cao cấp đang phải vất vả để giữ được vị thế trên thị trường vì những người không có kinh nghiệm không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại hàng hóa và giá cả của thời trang nhanh rẻ hơn rất nhiều.

Tương lai nào cho ngành công nghiệp may mặc?

Không ai biết chắc chắn được tương lai của thời trang sẽ như thế nào trong vài năm tới. Nhưng lựa chọn giành lại thị phần của các thương hiệu cao cấp là một trong những yếu tố quyết định đến sự thay đổi này. Bên cạnh đó, các sản phẩm thời trang nhanh cũng sẽ biến hóa với nhiều hình thức quảng cáo và mẫu mã mới hơn.

Thái độ của người tiêu dùng mới là yếu tố then chốt quyết định tương lai của thời trang. Liệu chúng ta vẫn tiếp tục chuộng giá cả hơn chất lượng hay thói quen mua ít nhưng chất lượng sẽ quay trở lại?

Theo K Nguyễn

Thời Đại

Trở lên trên