Hồ Gươm ngập rác, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm nói gì?
“Rác không tự nhiên sinh ra. Tất cả là do ý thức của người dân quá kém dẫn đến tình trạng này”, ông Phạm Tuấn Long, Phó chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội trả lời phỏng vấn của PV báo Lao Động về việc Hồ Gươm ngập rác sau tết dương lịch.
- 25-12-2017Bãi rác ngập dưới chân cầu Thăng Long
- 29-10-2017Phế thải, rác thải “bủa vây” Hà Nội đến bao giờ?
- 24-10-2017Dân Quảng Ninh bị nhà máy đốt rác thải ‘hành’ suốt ngày đêm
- 26-06-2017Vì sao rác thải vẫn chất núi giữa đường 'cong mềm mại' ở Thủ đô?
Theo ông Phạm Tuấn Long, UBND quận Hoàn Kiếm luôn có sự chuẩn bị các phương án để hạn chế việc xả rác của người dân tại Bờ Hồ mỗi dịp lễ. Công tác xử lý, dọn dẹp vệ sinh môi trường cũng được sát sao. Tuy nhiên, tổ công tác vẫn gặp nhiều khó khăn do rác thải quá nhiều.
“Mỗi dịp lễ tết, Hồ Gươm lại có hàng vạn người đổ về. Số lượt người đổ về quá lớn, trong khi chúng ta lại không thể khống chế được số lượng. Hiện nay cũng chưa có cơ chế xử phạt việc xả rác bừa bãi, mà trong điều kiện đông người như thế cũng không thể xử lý nổi. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi chỉ có thể tập trung cho công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng”, ông Long nói.
Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết thêm, số lượng người đổ về Hồ Gươm chủ yếu là dân ngoại tỉnh.
“Nhiều năm nay, theo báo cáo của công ty môi trường quận Hoàn kiếm, ý thức của người dân trong địa bàn quận đã được nâng lên rất nhiều. Trong ngày thường, ít có tình trạng rác xả thải lung tung mà được người dân để đúng nơi quy định. Tình trạng rác ùn tắc chỉ xảy ra trong những ngày lễ, khi lượng người ở ngoại tỉnh đổ về nhiều”, ông Long chia sẻ.
Bàn về vấn đề rác sau ngày lễ, Tiến sĩ Minh Thái cho hay, bà đã quá quen thuộc với những hình ảnh như thế này. “Rác thải là thứ có thể dễ dàng bắt gặp nhất ở Việt Nam. Nhưng chưa đủ, ngoài thứ rác thải là nilon, nhựa…, còn có một thứ rác nữa mà chúng ta đang phải đối diện, đó là rác ngôn ngữ”, TS Minh Thái bày tỏ.
Bà viện dẫn cuốn tự truyện của một cảnh sát giao thông Hà Nội vừa ra mắt mới đây, trong đó, tác giả gửi đến tất cả những ai từng đi qua ngã tư với lời nhắn nhủ: Hãy đi qua ngã tư một cách trật tự, đàng hoàng nhất.
“Tôi còn nhớ, truyền hình, báo chí từng đưa tin về một người đàn ông ngoại quốc tình nguyện ở lại Việt Nam để đi nhặt rác, thực hiện các dự án về môi trường cộng đồng. Nghe và đọc những thông tin như thế, mình lại thấy xấu hổ cho người dân nước mình. Không gian công cộng ở nước mình gần như là để vứt rác, để hút thuốc, để chửi tục, để gây lộn. Tất cả những điều đó đều là hình thức làm xấu môi trường sống. Tôi cho rằng, tham nhũng còn có giải pháp thì chuyện này chắc chắn cũng phải có một biện pháp hiệu quả nào đó để ngăn chặn kịp thời", TS Minh Thái nói.
Lao động