Masan Consumer thống trị thị trường thực phẩm - đồ uống
(CafeBiz) Đặc điểm chung cuả Chin-su, mì Omachi, mì Kokomi và Vinacafe Biên Hòa là gì?
- 03-01-2013Ông chủ lạ lùng của Tập đoàn Masan và Chin-su Foods
- 13-11-2012Ai sở hữu Masan Consumer?
- 01-11-2012C.P, Masan, Vissan và cuộc đua "Từ trang trại đua về bàn ăn"
- 19-10-2012Masan Consumer: Tăng trưởng mạnh, đặt mục tiêu chiếm 25-30% thị phần mì ăn liền
- 12-10-2012Masan được gì sau khi mua cám Con Cò?
- 09-10-2012“Nước cờ” mới của Masan Consumer
- 08-10-2012Vì sao Masan thâu tóm Cám Con Cò?
- 04-10-2012Cập nhật "phả hệ" của gia đình Masan sau thương vụ Proconco
- 02-10-2012Tập đoàn Masan chi 96 triệu USD thâu tóm 40% cổ phần của Cám Con Cò
- 27-08-2012Chủ tịch Masan cười tươi sau tin đồn ‘đã bị bắt’ [update]
- 04-09-2012[Hồ sơ] Nguyễn Đăng Quang - ông chủ quyền lực của Tập đoàn Masan
- 28-06-2012[Hồ sơ] Hồ Hùng Anh- Chủ tịch Techcombank, Phó Chủ tịch Masan Group
- 10-05-2012[Infographic] Những con số ấn tượng của "ông vua nước chấm" Masan Consumer
CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện là doanh nghiệp chiếm thị phần chi phối trong lĩnh vực nước mắm và nước tương; đứng thứ 2 về thị phần mì ăn liền và nắm giữ cổ phần chi phối đối với CTCP Vinacafe Biên Hòa và CTCP Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc (Proconco).

---------------------------------------------------------
Tên đầy đủ |
CTCP Hàng tiêu dùng Masan |
Tên viết tắt |
Masan Consumer |
Năm thành lập |
1996 |
Hình thức doanh nghiệp |
Doanh nghiệp Việt Nam; Masan Group nắm giữ hơn 80% cổ phần |
Địa chỉ |
Tầng 12, Toà nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, phường Bến nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh |
Mã số thuế |
0302017440 |
Lãnh đạo |
Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Đăng Quang
Tổng giám đốc: Trương Công Thắng |
Lĩnh vực kinh doanh |
Mì ăn liền, nước chấm, cà phê hòa tan... |
Vốn điều lệ |
5.253 tỷ đồng (đến 31/1/2013) |
Tổng tài sản | 15.565 tỷ đồng (đến 31/12/2012) |
Vốn chủ sở hữu | 17.318 tỷ đồng (đến 31/12/2012) |
Nhân viên |
4.800 người (đến 31/12/2012) |
Website |
Các mốc sự kiện quan trọng
* Ngày 20/06/1996: Thành lập CTCP Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm ngành Gia vị như nước tương, tương ớt, các loại sốt …
* Ngày 31/05/2000: Thành lập CTCP Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
* Ngày 01/08/2003: CTCP Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt tiến sáp nhập vào CTCP Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, sau đó Công ty đổi tên thành CTCP Công nghiệp – Thương mại Ma San (MST), với tổng vốn điều lệ là 28,5 tỷ đồng.
* Ngày 11/12/2008, CTCP Công nghiệp – Thương mại Ma San (MST) đổi tên thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Ma San. Đến tháng 6/2009, công ty tăng vốn điều lệ lên 630 tỷ đồng.
* Ngày 29/09/2010, Công ty tăng vốn điều lệ lên 1.300 tỷ đồng.
* Ngày 09/3/2011, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Ma San. Ngày 15/4/2011, Công ty Phát hành cổ phiếu phổ thông cho Cổ đông chiến lược KKR tương đương 10% vốn điều lệ sau khi phát hành là 1.444 tỷ đồng.
* Ngày 20/7/2011, Công ty tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng. Trong Q4/2011, Công ty hoàn tất việc chi 52 triệu USD mua 50,25% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa, qua đó kiểm soát công ty này và chính thức bước vào lĩnh vực đồ uống.
* Năm 2012: phát hành cổ phiếu ESOP và cổ phiếu thưởng tăng vốn lên 5.025 tỷ đồng. Q4/2012, công ty chi 96 triệu USD mua lại 40% cổ phần của Proconco và tăng tỷ lệ sở hữu tại Vinacafe Biên Hòa.
* Năm 2013: KKR rót tiếp 100 triệu USD vào Masan Consumer và bỏ ra 100 triệu USD mua lại từ các cổ đông khác để nâng tỷ lệ sở hữu lên 18%.

Theo báo cáo thường niên của Masan Consumer, từ năm 2003 trở về trước, Công ty tập trung vào các hoạt động chính bao gồm sản xuất và xúc tiến thương mại, phát triển thị trường với định hướng xuất khẩu. Từ năm 2003, Công ty bắt đầu đầu tư và phát triển thêm thị trường nội địa.
Trong năm 2007, thị phần nước chấm của Masan đã tăng trưởng rất mạnh so với 2006. Sau "sự cố 3-MCPD", Masan trở thành nhà sản xuất nước tương lớn nhất và duy nhất trong nước trụ vững được và thậm chí còn phát triển rất mạnh về sau đó.
Đến cuối năm 2011, Masan chiếm hơn 3/4 thị phần nước mắm và nước tương có thương hiệu (xem bảng phía cuối). Theo công bố của công ty, việc ra mắt sản phẩm mì ăn liền Kokomi ở phân khúc giá thấp đã giúp gia tăng đáng kể thị phần (theo khối lượng) mì ăn liền trong năm 2012.
------------------------------------------------------------
Ban điều hành chủ yếu đến từ các Tập đoàn đa quốc gia về hàng tiêu dùng

------------------------------------------------------------
Cơ cấu sở hữu
Ngày 26/12/2012, Masan Group đã mua thêm 4,6% cổ phần, nâng tổng lượng nắm giữ trực tiếp và gián tiếp lên 80,8%.
Các cổ đông lớn khác có Quỹ đầu tư KKR (9,8%) và Tổng giám đốc Trương Công Thắng nắm 3,2% cổ phần. Các cổ đông còn lại nắm giữ hơn 6% cổ phần.
Mới đây, ĐHCĐ của Masan Consumer đã thông qua việc phát hành riêng lẻ không quá 15% cổ phần cho đối tác chiến lược.

Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Masan qua các năm)
------------------------------------------------------------------------

Q4/2011, Masan Consumer đã mua lại hơn 50% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa qua đó giành quyền kiểm soát công ty này. Hoạt động này nhằm mở rộng sang lĩnh vực đồ uống.
Q4/2012, Masan Consumer chi ra 90 triệu USD để mua lại 40% cổ phần của CTCP Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc, nhà sản xuất cám Con Cò.
Đầu năm 2013, công ty tiếp tục mua lại 24,9% cổ phần của Nước khoáng Vĩnh Hảo và lên kế hoạch chi 700 tỷ đồng để mua lại tối đa 100% cổ phần của công ty này.
------------------------------------------------------------------------
Thị phần & các sản phẩm đến cuối năm 2011
(Nguồn: Báo cáo của Masan)
Các đối thủ chính trong các lĩnh vực

Cơ cấu tổ chức của Masan Consumer và các công ty con trong hệ thống Masan

CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ hội chuyển mình của bất động sản thị xã Phú Thọ
10:00 , 29/05/2023