MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hồ sơ "khủng" của trung tâm vũ trụ sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

23-01-2024 - 04:12 AM | Tài chính quốc tế

Hình ảnh mô phỏng LOTUSat-1 - vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam.

Hình ảnh mô phỏng LOTUSat-1 - vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam.

LOTUSat-1 là vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam.

Trong bản thông cáo báo chí của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát hành năm 2020, có đoạn: Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ký hợp đồng với Tập đoàn NEC để phóng vệ tinh quan sát Trái đất LOTUSat-1 của Việt Nam bằng tên lửa Epsilon của Nhật Bản từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura ở tỉnh Kagoshima. Đây là hợp đồng đầu tiên cho phương tiện phóng Epsilon phóng vệ tinh ở nước ngoài.

Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam sẽ do Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (USC) phóng, dự kiến vào cuối năm 2024 - đầu năm 2025.

Theo dữ liệu của JAXA, Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (USC) thuộc tỉnh Kagoshima, nằm ở cực Nam của đảo Kyūshū, Nhật Bản. Nhiệm vụ của Trung tâm Vũ trụ Uchinoura là chuyên phóng tên lửa thăm dò và vệ tinh khoa học, đồng thời quản lý việc theo dõi và cung cấp dữ liệu.

Vị trí của Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (USC). Ảnh: Google Map

Một đặc điểm độc đáo của USC - theo JAXA - là USC không giống bất kỳ trung tâm vũ trụ nào khác trên thế giới vì nó được xây dựng trên đất đồi, gần biển. Trung tâm này bao gồm tổ hợp nhiều công trình hỗ trợ cho quá trình phóng, bao gồm bãi phóng, trung tâm phóng, phòng điều khiển, trung tâm viễn thông, các ăng-ten thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Tất cả các công trình này đều nằm ở độ cao hơn 200 mét so với mực nước biển và có khả năng chống gió bão tốt.

Toàn cảnh Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (USC) với những công trình/tòa nhà mang những nhiệm vụ khác nhau trên đồi. USC tọa lạc ở độ cao trên 200 mét so với mực nước biển. Ảnh: JAXA

Dựa trên trung tâm phóng độc đáo như vậy, JAXA đã phóng đi hơn 400 phương tiện phóng lớn/nhỏ khác nhau cùng 30 vệ tinh và các phi hành gia, trong đó bao gồm cả vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản, “OHSUMI”, kể từ khi thành lập Trung tâm Vũ trụ Uchinoura vào năm 1962, nhằm đóng góp đáng kể cho nghiên cứu khoa học vũ trụ Nhật Bản nói riêng và nhân loại nói chung.

Kể từ khi thành lập Trung tâm Vũ trụ Uchinoura vào năm 1962, có khoảng hơn 400 vụ phóng đã được thực hiện tại đây. Ảnh: JAXA

USC là cơ sở phóng và theo dõi vệ tinh được điều hành bởi Văn phòng Điều hành và Bay vào Vũ trụ của JAXA. Nhiệm vụ chính của nhân viên JAXA ở USC là quản lý Trung tâm điều khiển, vận hành trung tâm viễn thông/trung tâm Radar Telemeter, bảo trì cơ sở vật chất...

Hình ảnh sự kiện Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (USC) cho phóng các tên lửa, vệ tinh của mình.

Trong một lần phóng vệ tinh khoa học, đoàn sứ mệnh sẽ gồm hơn 300 người, gồm các nhà nghiên cứu và kỹ sư từ Viện Khoa học Vũ trụ và Du hành vũ trụ Nhật Bản (ISAS), Văn phòng Điều hành và Bay vào Vũ trụ (của JAXA) cũng như các doanh nghiệp tư nhân sẽ được cử đến trung tâm này.

Tên lửa Epsilon S đảm nhận vai trò phóng vệ tinh LOTUSat-1 cho Việt Nam.

Tên lửa Epsilon được chế tạo dựa trên công nghệ tên lửa nhiên liệu rắn mà Nhật Bản đã tích lũy trong hơn 60 năm kể từ những ngày đầu của tên lửa thử nghiệm nhỏ “Pencil Rocket”. 

Cho đến nay, Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (USC) đã thực hiện thành công nhiều vụ phóng cho JAXA.

Dự kiến, vệ tinh LOTUSat-1 sẽ được dòng tên lửa đẩy cải tiến Epsilon S phóng vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

LOTUSat-1 (còn gọi là JV-LOTUSat) là vệ tinh radar quan sát Trái đất của Việt Nam nhằm góp phần vào các biện pháp chống thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Vệ tinh đầu tiên (LOTUSat-1) được Tập đoàn NEC chế tạo tại Nhật Bản, trong khi vệ tinh thứ hai (LOTUSat-2) dự kiến sẽ được chế tạo hoàn toàn tại Việt Nam.

Vệ tinh quan sát Trái đất LOTUSat-1 sẽ được trang bị Radar khẩu độ tổng hợp (SAR) và được phát triển dựa trên NEXTAR - một hệ thống vệ tinh tiêu chuẩn tận dụng chuyên môn lâu năm của NEC.

Nguồn: JAXA


Theo Trang Ly

Đời Sống Pháp Luật

Trở lên trên