Hóa chất Đức Giang (DGC) dự kiến giảm giá bán và sản lượng xuất khẩu phốt pho vàng do nhu cầu điện tử sụt giảm mạnh, dự án Nghi Sơn chậm tiến độ
Công ty dự kiến sẽ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu LCD (axit photphoric cấp điện tử) sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc trong năm 2023, bù đắp cho lượng xuất khẩu P4 giảm.
- 12-11-2022Phát Đạt (PDR) dùng 126.336,5m2 đất Vũng Tàu bổ sung tài sản đảm bảo khi lãnh đạo liên tục bị "call margin"
- 12-11-2022Bất ngờ về thương vụ 1 vốn 100 lời của Quốc Cường Gia Lai
- 12-11-2022Thăng trầm tài sản các tỷ phú đô la Việt Nam từ 2020 đến nay: Ông Phạm Nhật Vượng "bay" một nửa so với đỉnh, ông Trần Đình Long 2 lần "rớt" khỏi danh sách
Báo cáo sau chuyến thăm CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) của CTCK Bảo Việt (BVSC) vừa cập nhật những thông tin mới về "ngôi sao" phốt pho vàng của thị trường chứng khoán.
Theo đó, Ban lãnh đạo DGC cho biết trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra, nhu cầu điện tử có thể sụt giảm mạnh trong 2023. Nhiều nhà sản xuất chips và chất bán dẫn (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ) lên kế hoạch giảm sản lượng do lo ngại tồn kho lớn và rủi ro dư cung Q4/2022-1H2023. DGC dự kiến sẽ giảm giá bán, đồng thời giảm sản lượng xuất khẩu phốt pho vàng trong năm 2023. Giá bán dự kiến neo ở 4.500 – 6.000 USD/tấn, giảm 10-30% so với 2022.
Ban lãnh đạo công ty cũng chia sẻ về việc Dự án Nghi Sơn chậm tiến độ so với dự kiến. Theo đó, dự kiến chậm nhất tháng 6/2023 sẽ khởi công giai đoạn 1 và tầm một năm sau sẽ đi vào hoạt động. Sản lượng sản xuất giai đoạn 1 của Nghi Sơn ~ 50 nghìn tấn PVC.
Nguồn vốn cho dự án Nghi Sơn chủ yếu đến từ vốn tự có khi DGC có gần 8.000 tỷ tiền gửi tiết kiệm. Ban lãnh đạo DGC cho biết Công ty đang cân nhắc có nên sử dụng hợp đồng vay với HSBC (vay USD) hay không trong bối cảnh tỷ giá USD/VND đang neo ở mức cao.
DGC đã khai thác khai trường 25 với trữ lượng 3,6 triệu tấn quặng trong vòng 6 năm, ước tính trữ lương khai thác tầm 600 nghìn tấn/năm. Khai trường này giúp DGC tự chủ 50% nguyên liệu đầu vào trong 2022, ước tính tiết kiệm 50-60% chi phí mua quặng. Ngoài ra, Công ty cũng có kế hoạch nâng mức tự chủ nguyên liệu đầu vào từ 70-80% trong thời gian tới.
Công ty dự kiến sẽ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu LCD (axit photphoric cấp điện tử) sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc trong năm 2023, bù đắp cho lượng xuất khẩu P4 giảm. Ban lãnh đạo công ty cho biết các khách hàng mua LCD đều kiểm định chất lượng hàng hóa khi nhập hàng vì vậy Công ty chú trọng đến chất lượng chế biến sâu mặt hàng này (biên lãi gộp cao LCD hơn phốt pho vàng).
Do nhu cầu tiêu thụ phân bón nội địa đang ở mức thấp, DGC chủ động đẩy mạnh xuất khẩu phân bón sang các quốc gia ASEAN, Indonesia, Philipines, Ấn Độ, Bangladesh do nguồn cung phân bón thế giới vẫn kém do Nga & Trung Quốc - hai quốc gia xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới áp hạn ngạch xuất khẩu các loại phân bón quan trọng như Urea, DAP, MAP, NPK. Năm 2023, Nhà máy NPK của DGC sẽ đi vào hoạt động 2023, dự kiến khai thác 10.000 tấn/năm.
Sau chuyến thăm, các chuyên gia BVSC nêu quan điểm quan ngại về những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong 2023 khiến kết quả kinh doanh khó bứt phát mạnh mẽ: (1) Mảng phốt pho vàng (đóng góp hơn 50% tổng doanh thu) có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm do suy thoái kinh tế đang diễn ra, nhu cầu điện tử có thể sụt giảm mạnh trong 2023. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán, đồng thời giảm sản lượng xuất khẩu phốt pho vàng trong năm 2023. Giá bán dự kiến neo ở 4.500 – 6.000 USD/tấn, giảm 10-30% so với 2022; (2) Dự án Nghi Sơn đi vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch; và (3) Giá phân bón khó tăng mạnh do tồn kho từ nửa đầu năm, nông dân lo ngại mở rộng diện tích canh tác khi chi phí trồng trọt tăng và giá nông sản có xu hướng quay đầu giảm trong bối cảnh lạm phát kéo dài và khủng hoảng năng lượng.
Nhịp sống thị trường