Hóa đơn năng lượng tại châu Âu tăng vọt, ngành công nghiệp tưởng chừng như an toàn này cũng không tránh khỏi chao đảo
Ảnh minh họa
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến các nhà máy thép và lò luyện nhôm đóng cửa trên khắp châu Âu và hiện đang lan sang ngành công nghiệp thời trang của lục địa này.
- 21-10-2022Giải mã thương hiệu trà sữa top 1 tại Trung Quốc có giá chỉ 1 USD, lan nhanh sang các quốc gia từ Á đến Âu và không còn xa lạ gì với tín đồ trà sữa tại Việt Nam
- 20-10-2022Giá dầu có thể chạm mốc 150 USD/thùng vào năm tới
- 20-10-2022Thời trang nhanh ngày càng hợp gu người dùng - đây là những cái tên đang đe dọa H&M, Zara, Uniqlo
Ngành công nghiệp thời trang tại châu Âu dường như đang bị “xé nát” bởi hóa đơn năng lượng tăng vọt. Hàng nghìn nhà máy và xưởng sản xuất nhỏ chuyên cung cấp cho các thương hiệu như Gucci và H&M đã chứng kiến mô hình kinh doanh của họ bị phá sản trong bối cảnh giá điện và khí đốt tự nhiên tăng cao. Theo dữ liệu từ tập đoàn thương mại hàng dệt may châu Âu Euratex, chi phí năng lượng của nhiều nhà sản xuất dệt may đã tăng từ khoảng 5% lên khoảng 25%, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ.
Các nhà sản xuất dệt may cho biết, giá năng lượng đã tăng quá cao và các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích và năng lượng khác đang lo ngại về việc không được thanh toán. Họ đang yêu cầu các công ty dệt may bảo lãnh ngân hàng hoặc ứng trước tiền mặt để trang trải các hóa đơn năng lượng dự kiến trong nhiều tháng. Tại Ý - nhà sản xuất dệt may lớn nhất châu Âu, nhiều nhà sản xuất cho biết họ không còn có thể thực hiện các thỏa thuận mua năng lượng dài hạn trước đây vốn đã giúp họ tránh khỏi những biến động giá trong ngắn hạn.
Hiện tại, khó khăn đang ập đến với chuỗi cung ứng, từ những người thợ kéo sợi và thợ dệt tiêu thụ nhiều điện để biến những kiện len thành sợi cho đến những người thợ nhuộm vải sử dụng bồn chứa nước chạy bằng gas và máy sấy cỡ công nghiệp. Giá năng lượng tăng cao hơn có thể sẽ thúc đẩy nhiều công ty thời trang và nhà bán lẻ chuyển hoạt động kinh doanh của họ ra bên ngoài châu Âu, nơi giá năng lượng có thể thấp hơn.
Ông Alberto Paccanelli, người điều hành một công ty sản xuất hàng dệt may ở miền Bắc nước Ý, đã vô cùng sửng sốt khi hóa đơn xăng tháng 7 của ông tăng vọt lên 660.000 euro, tương đương khoảng 650.000 USD, từ 90.000 euro một năm trước đó.
Theo các nhà cung cấp, một số thương hiệu đã chuyển sản xuất sang các nước khác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, nơi chi phí sản xuất thấp hơn thay vì phải chịu thêm chi phí ở các nước như Ý. Nga cũng đã tiếp tục cung cấp khí đốt và dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Jean-François Pierre Gribomont, Chủ tịch công ty dệt may Utexbel NV, cho biết sự khác biệt trong giá năng lượng giữa các quốc gia đang làm suy yếu thị trường hàng hóa tại EU. Tại Bỉ, Jean cần trả 193 euro/MWh, gấp đôi số tiền cần phải trả của một năm trước, còn tại Pháp, số tiền cần phải trả là 123 USD/MWh, tăng khoảng 50% so với hàng năm.
Trước đây, nguồn cung cấp khí đốt với giá rẻ và ổn định từ Nga cho phép các nhà sản xuất trên khắp châu Âu phát triển mạnh trong nhiều thập kỉ, ngay cả khi cạnh tranh ở nước ngoài gia tăng. Theo dữ liệu gần đây nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới, thị phần xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu của châu Âu đã giảm trong 20 năm qua, trong khi Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần lên hơn 40% vào năm 2020, cao hơn gấp đôi so với thị phần năm 2020 của EU.
Vincenzo Cangioli, một nhà sản xuất len cao cấp khác của Ý, phát hiện ra rằng họ không còn có thể gia hạn hợp đồng mua khí đốt dài hạn của mình với bất kỳ giá nào. Điều đó buộc họ phải bắt đầu mua khí đốt theo tháng. Hóa đơn năng lượng chỉ riêng trong tháng 7 của họ là 340.000 euro, tăng mạnh so với 450.000 euro cho cả năm 2021.
Ông Guido Nesti, người sở hữu một cơ sở nhuộm ở Prato, Ý với 30 nhân viên, đã nói chuyện với nhà cung cấp khí đốt của mình vào tháng 9 với hy vọng sẽ gia hạn hợp đồng mua bán thường kéo dài một năm hoặc hơn. Giống như nhiều chủ doanh nghiệp trên khắp nước Ý, ông Nesti đã quen với việc đàm phán vào mùa hè khi nhu cầu về nhiên liệu thấp và các cơ sở lưu trữ trên khắp lục địa đang lấp đầy.
Lần này, ông Nesti cho biết, người bán hàng đã yêu cầu ông ứng trước một khoản tiền tương đương ít nhất với chi phí xăng trong hai tháng. Đáng nói là giá xăng đã tăng gấp 10 lần so với 1 năm trước đó, khiến số tiền ông phải trả lên đến một con số khổng lồ.
Ông Reali tính toán, dựa trên các hóa đơn của mình vào tháng 7 và tháng 8, rằng ông sẽ phải đưa ra khoảng một triệu euro để trang trải cho hai tháng tiền xăng nếu nhà cung cấp của ông đưa ra yêu cầu tương tự. Để vượt qua cả năm, ông sẽ phải chi hơn 5 triệu euro, tương đương với hơn 1 nửa trong số 10 triệu euro doanh thu hàng năm cho các hóa đơn năng lượng, trong khi hàng năm ông chỉ cần thanh toán 10% doanh thu.
Ông Gatti đã tiết kiệm được một số tiền bằng cách vận hành máy dệt vào buổi tối khi giá điện thấp hơn. Nhưng hoạt động của ông Reali không có được sự linh hoạt như trước. Việc tắt nguồn và làm nóng các bể nhuộm khổng lồ tiêu thụ một lượng lớn khí đốt. Ông Gatti cho biết việc vận hành chúng chỉ trong ba ngày sẽ khiến việc giao hàng chậm trễ và gây ra các hình phạt từ Zara.
“Các thương hiệu quan trọng không muốn nghe về sự chậm trễ hay giá cả tăng cao. Họ muốn duy trì lợi nhuận của mình.", ông cho biết thêm.
Theo WSJ
Nhịp sống thị trường