Hoa hậu chứng khoán Mai Phương Thuý: “Kiếm được 10 đồng thì tiêu nửa đồng thôi, còn 9,5 đồng đi đầu tư, vay mượn được thêm ai thì càng tốt”
Nàng hậu cũng bày tỏ nỗi tiếc nuối: “Sai lầm lớn của Thuý của là không đầu tư sớm hơn”.
- 07-10-2021Vì sao Mai Phương Thúy được bạn bè khen là biết cách kiếm tiền thông minh?
- 16-07-2021Những lần Mai Phương Thúy đăng bài vu vơ khiến dân chứng khoán hào hứng về “thuyết âm mưu”: Chỉ thèm ăn thôi cũng nghĩ là “phím hàng”
- 02-07-2021Hoa hậu PR cho sản phẩm bị cơ quan chức năng "tuýt còi" vì sai sự thật: Mai Phương Thúy đã lên tiếng "rất thất vọng và hối hận"
Sau 15 năm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2006, Mai Phương Thúy vẫn là cái tên luôn được công chúng quan tâm đặc biệt. Không chỉ sở hữu nhan sắc xinh đẹp, hoa hậu Mai Phương Thuý còn là một người có khả năng kiếm tiền 'siêu cao thủ'. Từ năm 2015 đến năm 2019, cô ít tham gia giới giải trí, chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh và số tài sản kếch xù nàng hậu có được phần lớn đến từ hoạt động kinh doanh. Chính bản thân cô từng thừa nhận, bản thân giỏi kinh doanh hơn hoạt động nghệ thuật.
Nói về "máu đầu tư" trong người, trong một chương trình của Dân Trí, trước câu hỏi, nếu kiếm được 10 đồng thì nên tiêu bao nhiêu, cất bao nhiêu?, nàng hậu tiết lộ: "Thúy kiếm 10 đồng thì tiêu nửa đồng thôi, còn 9,5 đi đầu tư, vay mượn được thêm ai thì càng tốt".
Mai Phương Thuý nổi tiếng là nhà đầu tư mát tay
Là tuýp người yêu thích mạo hiểm và có thể chấp nhận rủi ro thường chọn hình thức đầu tư để mau chóng gia tăng tài sản, rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu trong cuộc sống, cô nói: "Sai lầm lớn của Thúy là không đầu tư sớm hơn. Định làm từ năm 20 tuổi mà rong chơi đến 27 tuổi mới tập trung, 7 năm đó thực tế trôi qua khá lãng phí. Một nửa số tiền Thúy nướng cho đồ hiệu mà đi đầu tư thì giờ lãi "khủng" lắm".
Tâm lý của hoa hậu Mai Phương Thuý giống như rất nhiều người trẻ, khi trẻ có bao nhiêu tiền thường 'vung tay quá trán', tiêu cho thoả thích vào những sở thích cá nhân thay vì nghĩ tới chuyện đầu tư và tiết kiệm. Tuổi trẻ, ai cũng ung dung cho rằng mình còn quá nhiều thời gian và chẳng cần nghĩ tới kế hoạch tương lai. Tuy nhiên, nếu muốn cuộc sống khi về già an nhàn hoặc "nghỉ hưu non", các bạn trẻ thực sự cần lên kế hoạch càng sớm càng tốt. Bạn cần tính toán kỹ càng để có một số tiền sinh hoạt giúp cuộc sống khi về hưu thảnh thơi, an nhàn.
Tuy nhiên, cũng không nên vì áp lực tiết kiệm và đầu tư mà trở thành gánh nặng, biến bản thân trở thành một người hà tiện, ki bi, ăn chẳng dám ăn, tiêu chẳng dám tiêu. Thế nên, giữa tiêu hoang, không biết tiết kiệm và cất giữ nhiều quá, thì cách tốt nhất là học cách cân bằng. Để cân bằng được, không ai hiểu bạn hơn chính bản thân mình. Về việc giữ cán cân cân bằng trong quản lý tài chính, Mai Phương Thuý rút từ chính bản thân: "Thúy nghĩ mình làm gì cũng nên nghĩ liệu sau này mình có hối hận không, không thì cứ làm. Còn đã làm rồi thì tương lai gieo nhân nào gặt quả đấy: tiêu hoang thì có thể chẳng có gì, cất quá nhiều thì không có gì ngoài tiền, cân bằng thì an toàn".
Doanh nghiệp và Tiếp thị