Hóa ra đọc sách không phải cách tốt nhất để phát triển IQ và EQ của trẻ
Việc đọc sách từ nhỏ là cách xây dựng thói quen rất tốt, tuy nhiên, chúng chỉ là một nhân tố góp phần phát triển trí não cho trẻ.
- 27-10-2022Sau Elon Musk, Mark Zuckerberg là cái tên tiếp theo bị tố sử dụng máy bay riêng thải carbon nhiều hơn toàn nước Mỹ trong vòng 15 năm
- 27-10-2022Bố vợ tỷ phú của Thủ tướng Anh hóa ra cũng thích rửa bát như Bill Gates và Jeff Bezos: Ra đường là ông trùm công nghệ, về nhà vẫn phải cọ toilet
- 27-10-2022Từ trẻ mồ côi tới doanh nhân sở hữu 62 triệu đô: Hoàn cảnh không quyết định bạn là ai!
- 27-10-2022Từng nặng 226kg, giám đốc 46 tuổi nỗ lực thay đổi thành 'người thép' trong cuộc đua cực khắc nghiệt
- 27-10-2022Một ngành chỉ cần học 2 năm, ra trường lương khởi điểm cao chẳng thua kém học đại học
Năm 1995, các nhà nhân chủng học người Mỹ Betty Hart và Todd Leslie đã phát động cuộc khảo sát nổi tiếng "khoảng cách 30 triệu từ".
Nghiên cứu kéo dài 2.5 năm đã theo dõi 42 gia đình và ghi lại các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái. Kết luận cuối cùng chỉ ra trẻ em sinh ra trong các gia đình trung bình sẽ nghe ít hơn 30 triệu từ tiếng Anh so với trẻ em sinh ra trong các gia đình khá giả hơn.
Vào cuối cuộc nghiên cứu, chỉ số IQ nhóm đầu tiên là 79, nhóm còn lại là 117. Khi bọn trẻ 10 tuổi, Betty và Todd đã có một cuộc khảo sát để kiểm chứng: Những đứa trẻ có vốn từ vựng lớn hơn thì học tập tốt hơn.
Kết quả là “khoảng cách 30 triệu lời nói” đã trở thành mô hình thu nhỏ của khoảng cách giàu nghèo.
Đọc sách không phải cách tăng IQ tốt nhất
Nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã khám phá ra bí mật đằng sau khoảng cách này: Không phải vốn từ vựng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, mà là cách cha mẹ giao tiếp với con cái.
MIT là trường đại học luôn nằm trong top tốt nhất thế giới và và xếp vị trí thứ 2 năm 2021 (theo xếp hạng của Times Higher Education).
Kết quả của nghiên cứu không loại bỏ hoàn toàn vai trò của việc đọc sách đối với sự phát triển của trẻ. Như vậy, các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng nhận thức được những cách thức khoa học và hiệu quả hơn để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của con mình.
Nội dung cụ thể của cuộc nghiên cứu do Viện Công nghệ Massachusetts thực hiện như sau: Đối tượng của cuộc khảo sát là 30 trẻ em từ 3-4 tuổi.
Cha mẹ sẽ kể chuyện cho trẻ nghe, trong quá trình thực hiện, các nhà nghiên cứu không hạn chế giao tiếp giữa trẻ em và phụ huynh. Toàn bộ quá trình và hoạt động của não bộ của đứa trẻ đều được ghi lại.
Hình minh họa. Ảnh: ADDitude
Cuối cùng, dữ liệu thí nghiệm cho thấy rằng những đứa trẻ sẵn sàng giao tiếp nhiều hơn với cha mẹ thì sóng não của chúng có sự thay đổi rõ rệt, vùng phát triển ngôn ngữ trong tâm trí hoạt động rất tích cực.
Ngược lại, những đứa trẻ không giao tiếp nhiều lại có kỹ năng ngôn ngữ tương đối yếu hơn và vùng não hoạt động nhỏ, dẫn đến phản ứng chậm.
Qua nghiên cứu này, các chuyên gia nhận thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp trong quá trình phát triển IQ và EQ cho trẻ nhỏ.
Xét cho cùng, khả năng đọc của trẻ rất hạn chế khi chúng còn tương đối nhỏ. Trong khi, đây là giai đoạn mà trẻ học hỏi từ giao tiếp rất nhanh chóng. Do đó, cha mẹ dù bận đến mấy cũng không nên bỏ qua vai trò của việc trò chuyện với con cái mình.
Vậy cha mẹ nên làm gì?
1. Giao tiếp và trao đổi bình đẳng hơn
Chúng ta biết rằng trong thời thơ ấu, trẻ em dành thời gian ở nhà lâu nhất và tiếp xúc với cha mẹ nhiều nhất. Vì vậy, hiệu quả giao tiếp với con một cách hiệu quả vào thời điểm này là vô cùng quan trọng.
Cha mẹ cần chú ý trao đổi bình đẳng với con, học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ. Giao tiếp chứ không phải là “áp đặt”. Nếu không, nỗ lực sẽ gây phản tác dụng, thậm chí khiến trẻ từ chối giao tiếp với cha mẹ.
Khi hai bên bình đẳng, con cái và cha mẹ giống như những người bạn của nhau thì mới có thể biết được suy nghĩ thực sự của trái tim trẻ thơ.
2. Cộng hưởng với trẻ
Nếu muốn tạo được tiếng vang với trẻ, chúng ta cần có sự đồng cảm và biến mình thành những người có tâm lý tương tự như trẻ. Cảm giác cộng hưởng sẽ dễ đưa tới sự đồng thuận, khiến trẻ lắng nghe và tiếp thu nhiều hơn.
Hãy luôn đứng từ cùng một xuất phát điểm giống như con để trẻ cảm thấy cha mẹ là những người đồng hành trên con đường trưởng thành, thấu hiểu lòng cha mẹ luôn mong muốn con được nhận những gì tốt nhất. Khi đó, trẻ sẽ sẵn sàng chấp nhận những lời góp ý, nỗ lực thay đổi.
Hình minh họa. Ảnh: Beyond the Bookends
3. Hướng dẫn hợp lý
Trong cuộc sống hàng ngày, đa số trẻ em đều ham chơi, ăn chậm, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc… Lúc này, cha mẹ nên thuyết phục con bằng lý trí hơn là chỉ đạo và ép buộc.
Nên dành thời gian để nói cho trẻ biết rằng tại sao không nên tiếp tục những hành động đó, chẳng hạn như nếu chơi game trong thời gian dài thì thị lực sẽ kém đi, không ăn uống đúng giờ sẽ đau bụng, có hại cho sức khỏe. Những tác hại có thể được diễn giải theo cách thức, ngôn từ phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ hiểu rõ.
Qua đó, phụ huynh đã dẫn đường để trẻ có thể tự phán đoán lợi và hại của một sự vật, sự việc, sau đó đưa ra quyết định tiếp tục thực hiện hay thay đổi bản thân.
4. Kiên nhẫn
Lần đầu tiên được tiếp xúc với thế giới, trẻ không thể tránh khỏi việc tò mò về mọi thứ xung quanh. Có thể những điều mà bố mẹ cho là bình thường lại khiến trẻ rất thích thú.
Lúc này, khi trẻ tò mò hay thắc mắc về vấn đề gì đó, cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích. Nếu gặp những vấn đề mà bản thân chúng ta chưa biết thì hoàn toàn có thể cùng con đi tìm hiểu, tháo gỡ những vướng mắc. Đây cũng là cách để cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tìm kiếm thông tin, đồng thời sử dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống và học tập.
Phụ nữ Việt Nam