Hóa ra người Nhật không phải lúc nào cũng giỏi dạy con, đất nước này có 1 dịch vụ kỳ quặc khiến trẻ em mãi không trưởng thành
Ở Nhật Bản, có những đứa trẻ không bao giờ lớn do cách nuôi dạy kỳ quặc của gia đình và cả ảnh hưởng từ phía xã hội.
- 25-09-2021Đàn ông có 3 sở thích là người mệnh trường thọ trông thấy, dù tới tuổi trung niên vẫn sinh lực dồi dào khiến ai cũng ngưỡng mộ
- 24-09-2021Làm thêm giờ không được trợ cấp, nhưng đi muộn sẽ bị trừ tiền, bạn nghĩ sao? Câu hỏi phỏng vấn hack não khiến nhiều ứng viên "đau tim"
- 24-09-2021Đàn ông 60 tuổi: Nếu nhìn thấy đủ 5 đặc điểm này chứng tỏ sinh lực dồi dào, cơ thể khỏe mạnh bất chấp tuổi tác
Từ trước đến nay, người Nhật luôn được thế giới ngưỡng mộ vì cách nuôi dạy con khoa học, hiện đại. Ở Nhật, trẻ nhỏ vô cùng tự lập . Từ khi còn học mẫu giáo, các em đã tự đến trường một mình, cũng như biết sử dụng phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt,...
Tuy nhiên ngoài mặt sáng đó thì Nhật Bản cũng tồn tại nhiều mặt tối về cách nuôi dạy trẻ. Ở xứ sở Phù Tang, có những đứa trẻ mãi không chịu lớn bởi sự giáo dục sai lầm của bố mẹ và cả những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội.
Dịch vụ quái gở, khuyến khích thói ỷ lại
Sự ỷ lại của một bộ phận thanh niên Nhật Bản không chỉ đến từ cách giáo dục sai lầm của gia đình mà còn xuất phát từ chính những nguồn cung quái gở của xã hội. "Đất nước mặt trời mọc" vốn nổi tiếng với đủ loại dịch vụ có "1-0-2" đáp ứng nhu cầu của đủ mọi tầng lớp, kiểu người trong xã hội. Với những thanh niên ỷ lại, Nhật Bản có ngay 1 dịch vụ hỗ trợ quái đản không kém có tên "Mom wake you up" (Tạm dịch: Mẹ gọi con dậy).
Dịch vụ "Mom wake you up" ở Nhật. (Ảnh minh họa)
Theo đó, các công ty ở Nhật sẽ cung cấp các nhân viên nữ lớn tuổi đóng vai trò người mẹ, gọi điện cho các thanh niên để đánh thức họ dậy đi làm, đi học mỗi ngày. Những "cậu bé to xác" có thể dễ dàng thuê "mẹ" theo sở thích của mình và khoản phí bỏ ra cũng không quá đắt đỏ. Được biết, ngoài "Mom wake you up", các công ty ở Nhật còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ trợ giúp từ A-Z giúp các thanh niên không phải động tay, động chân vào bất kỳ việc gì.
Chính sự tạo điều kiện này khiến "hội chứng trẻ em phụ thuộc" ở Nhật những năm gần đây ngày một tăng cao hơn.
"Hội chứng trẻ em phụ thuộc": 30 tuổi vẫn phải tắm với mẹ!
Thời gian trước, đài truyền hình Nhật Bản Abema TV đã thực hiện một chương trình có tên "Hội chứng trẻ em phụ thuộc" bằng cách tìm hiểu cuộc sống kỳ lạ của những "đứa trẻ không chịu lớn" trong cuộc sống.
Sau khi nhiều tình huống thực tế được đưa ra, các chuyên gia trong chương trình phải thừa nhận một sự thật phũ phàng. Đó là tại Nhật Bản còn rất nhiều thanh niên mang thân xác đàn ông trưởng thành nhưng tâm hồn và tính cách lại chỉ như 1 đứa trẻ. Họ sống phụ thuộc vào mẹ, phải có mẹ chăm sóc trong mọi hoạt động hàng ngày.
Chương trình "Hội chứng trẻ em phụ thuộc".
Chương trình đã tổ chức ghi hình cuộc sống của 1 thanh niên trong độ tuổi 25. Dù đã lớn nhưng cậu này vẫn thích đi mua sắm cùng mẹ và được mẹ chọn lựa quần áo, thanh toán tiền cho. Đến khi đi ăn, hai người cùng quấn quýt quá mức. Cậu con trai thậm chí còn để mẹ đút thức ăn cho mình như một đứa trẻ.
Một trong số nhiều "đứa trẻ không chịu lớn" ở Nhật Bản.
Chân dung người đàn ông 33 tuổi nhưng vẫn nhận tiền tiêu vặt từ mẹ.
Trong một tập phát sóng khác, nhân vật chính là người đàn ông đã 33 tuổi, hiện đang có công ăn việc làm ổn định. Thế nhưng anh ta vẫn sống cùng gia đình và được mẹ cho tiền tiêu vặt, tiền ăn uống, chi phí đi tàu điện ngầm,... Anh ta thậm chí chẳng phải đóng tiền sinh hoạt phí hàng tháng.
Một thời gian trước, người đàn ông này mới chuyển ra khỏi nhà và bắt đầu cuộc sống 1 mình. Thế nhưng mỗi tuần anh ta đều phải trở về nhà để... tắm cùng với mẹ! Điều này khiến khán giả theo dõi chương trình sốc nặng.
Thực tế những "cậu bé to xác" xuất hiện trong chương trình đều không có bạn gái. Thay vào đó họ sống phụ thuộc và gắn bó quá mức với mẹ. Có thể thấy chính sự bao bọc quá mức, không để con tự lập đã khiến Nhật Bản sản sinh ra một bộ phận thanh niên không lập gia đình và chỉ quanh quẩn trong vòng tay của mẹ.
Pháp luật & Bạn đọc