Hóa ra người trẻ Hàn Quốc cũng sợ Tết: Né về quê vì sợ hỏi lương, giục cưới, ăn tất niên ở cửa hàng tiện lợi
Cứ tưởng ở Việt Nam mới có cảnh thanh niên phải đau đầu nghĩ kịch bản để ứng phó với 1001 câu hỏi của các bà thím vùng quê chứ!
- 09-02-2024Đi nhờ xe cậu ruột về nhà ăn Tết, cô gái chưng hửng khi bị mợ đòi 1,7 triệu đồng tiền xăng: "Có cần tính toán rõ ràng vậy không?"
- 08-02-2024Tết ở những khu chợ lớn nhất Hà Nội: Không khí mùa xuân rộn ràng trong từng món ăn, từng cành đào, cây quất
- 08-02-2024Chuyến tàu về quê ăn Tết chưa từng có tại Trung Quốc: Chỉ tiếp hành khách nhỏ tuổi, khiến nhiều người ấm lòng những ngày hồi hương
Cũng tương tự như ở Việt Nam, Trung Quốc, Tết nguyên đán cũng là một dịp cực kỳ quan trọng của người Hàn Quốc. Vốn là một dân tộc trọng truyền thống văn hóa, đề cao giá trị gắn kết gia đình, người Hàn Quốc sẽ dành phần lớn thời gian trong Tết nguyên đán để ở bên người thân, họ hàng, làm các nghi lễ cúng tổ tiên và bày tỏ lòng kính trọng với trưởng bối.
Nhưng cùng với những niềm vui sum họp, người trẻ Hàn Quốc cũng phải đối diện với một vấn đề khó xử khác: bị gia đình truy hỏi những câu hỏi về sự nghiệp, quá trình tìm việc làm hay chuyện cá nhân. Nhiều người sợ hãi đến mức quyết định ở lại thành phố một mình, thay vì về nhà ăn Tết.
Park Woo Sung, một blogger nổi tiếng người Hàn Quốc chia sẻ: "Người trẻ Hàn Quốc dạo này cũng ít về quê ăn Tết, vì về người ta sẽ cứ hỏi: Có chồng chưa, có vợ chưa, khi nào có vợ, lương bao nhiêu, hỏi tùm lum hết, không vui chút nào.
Nhiều người trẻ trốn luôn không về quê, kiếm cớ ở lại thành phố ăn Tết để khỏi phải nghĩ cách trả lời mấy câu đó. Vậy nên những cửa hàng tiện lợi sẽ làm sẵn phần cơm Tết dành cho những người không về quê, ở lại thành phố một mình cô đơn".
Woo Sung không phải trốn Tết như nhiều người, mà ăn Tết một mình tại Seoul vì bố mẹ, gia đình của Woo Sung đang sống ở Việt Nam, một mình anh chàng ở Hàn Quốc. Woo Sung tiết lộ, bữa cơm Tết truyền thống trong cửa hàng tiện lợi cũng đầy đủ như cơm tất niên ở nhà.
"Nếu bạn về quê thì cũng ăn Tết y chang mấy món này: Thanh cua nhiều màu chiên cùng trứng, canh há cảo và bánh gạo, cải bó xôi xào, cơm gạo lứt đậu đỏ và bắp, chả cá, sườn chả băm viên, kim chi xào".
Canh bánh gạo Tteokguk là một trong những món ăn truyền thống nổi bật nhất của người Hàn Quốc trong năm mới. Nước dùng trong và bánh gạo trắng tượng trưng cho sự khởi đầu của một năm với tâm trí và cơ thể trong sạch. Bánh gạo nặn hình tròn giống đồng tiền, há cảo nặn hình thoi vàng tượng trưng cho giàu có.
Theo cách tính tuổi của người Hàn Quốc, ngày đầu năm mới được xem như ngày bước qua tuổi mới của mọi người. Khi bạn ăn xong Tteokguk, bạn sẽ "già" thêm một tuổi, bất chấp sinh nhật của bạn là ngày nào trong năm.
Woo Sung lý giải, việc nhiều người trẻ trốn tránh Tết nguyên đán là do họ mệt mỏi với các nghi lễ cũng như gặp quá nhiều áp lực. Mặt khác, sự thay đổi của tư duy và lối sống hiện đại khiến nhiều người trẻ muốn được sống cho cá nhân, theo đuổi tự do hơn. Trong khi người lớn (thế hệ trước) lại thích tận dụng dịp Tết để dạy bảo, so sánh khiến người trẻ không thoải mái.
Thế mới biết, không chỉ người trẻ Việt Nam mới phải đối mặt với vấn nạn "tra khảo" chuyện riêng tư từ các "camera chạy bằng cơm" ở quê.
Một khảo sát của JobKorea cho thấy 59,1% người Hàn trên 20 tuổi muốn ăn Tết một mình hơn là chịu áp lực về quê cùng gia đình và người thân.họ cảm thấy không thoải mái và bị stress khi phải tiếp xúc các mối quan hệ xã hội ngày Tết, nhất là phải trả lời các câu hỏi tế nhị từ gia đình lẫn người thân như tình hình công việc, hôn nhân, con cái
Đời Sống Pháp Luật