Học cách tỷ phú dạy con mà thấm: Đừng cố để tỏ ra thông minh, hãy biết cách che giấu sự khôn ngoan của mình, nước sâu thì càng chảy lặng!
John D. Rockefeller không chỉ là tỷ phú đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, mà còn là người mở ra thời kỳ thịnh vượng, giàu có suốt 7 thế hệ của gia tộc Rockefeller. Người ta luôn tìm thấy những bài học thấm thía trong từng lời vị tỷ phú này truyền dạy cho con cháu trong nhà.
- 04-12-2021Không có gì sánh bằng tình thương của mẹ: 32 năm tìm con trong vô vọng, cái ôm siết ngày trùng phùng khiến ai cũng rơi nước mắt
- 27-11-20215 dấu hiệu khác thường trong miệng cảnh báo nguy cơ đường huyết rất cao nhưng nhiều người chẳng hề hay biết
- 24-11-2021Cháu dâu Hoa hậu của cố doanh nhân Tư Hường sống thế nào sau 3 năm gả vào hào môn: Biệt thự dát vàng, nghỉ dưỡng sang chảnh, BST túi xách và siêu xe đắt giá
Nhắc tới John D. Rockefeller, mọi người đều biết tới ông không chỉ là tỷ phú đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Cái tên này còn đi cùng với hàng loạt danh hiệu như nhà từ thiện, nhà công nghiệp nổi tiếng, ông trùm dầu mỏ.
Nhà triết học Bertrand Russell từng nhận định rằng ông là 1 trong 2 người quan trọng nhất đóng góp cho việc kiến thiết thế giới hiện đại. Ông cũng được xem là vị tỷ phú giàu nhất mọi thời đại của nước Mỹ khi sở hữu khối tài sản chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia này từ năm 1916, khi chính thức trở thành vị tỷ phú đầu tiên tại đây.
Nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay, giá trị tài sản của ông sẽ tương đương khoảng 418 tỷ USD. Con số này lớn hơn nhiều so với tài sản của Jeff Bezos, người giàu nhất hiện nay với khối tài sản ròng khoảng 202 tỷ USD.
3 thế hệ đầu của gia tộc Rockefeller. Ảnh: Dailymail
Ông sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, cha làm nghề bán hàng lưu động và mẹ làm nội trợ. Trong khi cha ông nổi tiếng chuyên lừa gạt mọi người thì mẹ ông lại dạy cho con trai tính tiết kiệm.
Tiền bạc là một động lực đầy ám ảnh trong suốt cuộc đời của Rockefeller. Ông không ngừng trải qua nhiều ngành nghề để kiếm sống và khởi nghiệp, nắm bắt từng cơ hội để làm giàu. Từ buôn bán nhỏ ban đầu, ông tích góp thành lập một công ty. Chẳng bao lâu sau, ông đã làm chủ cả một đế chế hùng mạnh khi kiểm soát tới 90% công suất lọc dầu của nước Mỹ năm 1877, khi đó, vị tỷ phú mới chỉ 38 tuổi.
Theo Wealth Business, trong cuốn sách “Rockefeller’s 38 Letters to His Son”, John D. Rockefeller từng đề cập rằng bí quyết để trở thành tỷ phú là nắm vững hai chìa khóa quan trọng. Đây được coi là nền tảng giáo dục cho các thế hệ sau của gia tộc Rockefeller, giúp họ tiếp tục duy trì sự giàu có và thịnh vượng của cả dòng họ trong gần 7 thế hệ tương lai.
Một bức ảnh chân dung gia đình Rockefeller mùa hè 1920, từ trái sang: Laurance, Babs, John D III, Abby Aldrich Rockefeller holding David Senior, Winthrop, John D Rockefeller Junior, và Nelson. Ảnh: Dailymail
Chìa khóa 1: Biết cách che giấu sự khôn khéo của bạn
John D. Rockefeller từng nói với con trai: “Đừng quá cố gắng để trở thành người thông minh trong mắt người khác. Đôi khi, chúng ta cần học cách che giấu sự khôn ngoan của mình.”
Ông đưa ra quan điểm này vì tin rằng: Những người thông minh thực sự đều đang âm thầm cải thiện bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn. Còn những người chỉ thích phô trương về mình, cố chứng tỏ bản thân thông minh hơn người thì sẽ chỉ thu hút sự ghen tị và các rắc rối không cần thiết.
Phàm những người làm việc lớn thì dù đối mặt với biến thiên của đời sống, đều có thể giữ được thái độ bình tĩnh, ứng biến bình thản và thận trọng. Giống như nước sâu dưới lòng biển lớn, quan trọng nhất là luôn giữ cho mình tâm thái ung dung trước mọi tác động khách quan. Trên mặt nước, cho dù sóng to gió lớn như thế nào nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong.
Áp dụng lý thuyết này vào thương trường, trong đối nhân xử thế đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp chúng ta tránh được những rắc rối không đáng có. Vì việc chứng minh bản thân là tài giỏi, là thông minh trong mắt người khác không hẳn sẽ đem lại lợi ích. Thay vào đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thậm chí là tiêu cực hơn.
Chìa khóa 2: "Miễn phí" không hẳn là miễn phí
Từ khi còn là một đứa trẻ, John D. Rockefeller đã nhận ra tầm quan trọng của đồng tiền. Ông thường xuyên tìm cách kiếm tiền từ những việc vặt vãnh nhỏ vừa với sức bản thân. Tuy vậy, bản thân ông lại không bao giờ tham những gì “miễn phí”.
Theo quan niệm của vị tỷ phú này, trên thế giới hoàn toàn không có bữa ăn nào là miễn phí. Nếu bạn đã quen với việc nhận những thứ “miễn phí”, bạn sẽ từ từ nảy sinh cảm giác ỷ lại trong lòng. Thay vì tìm cách tự kiếm tiền để mua nó bằng thu nhập của bản thân, bạn sẽ chỉ “chăm chăm” nghĩ xem, lần sau mình có thể tiếp tục nhận đồ “miễn phí”.
Cứ như vậy, động lực để làm việc chăm chỉ và chính đáng sẽ dần dần mất đi. Sự miễn phí đó khiến bạn phải trả một cái giá đắt đến không tưởng, thay đổi cả tương lai và vận mệnh của một người.
Hiểu rõ điều này nên John D. Rockefeller luôn coi “miễn phí” như một cạm bẫy nguy hiểm mà bản thân cần tránh xa. Chính quan điểm này cũng giúp ông lược bớt nhiều ngã rẽ và khó khăn không cần thiết trên con đường lập nghiệp cá nhân của mình. Khi chướng ngại được giảm xuống, ông có thể kiên định với mục tiêu và phương hướng ban đầu, qua đó nhanh chóng tích lũy được của cải.
Sau này, John D. Rockefeller cũng rất hiếm khi cho con cháu tiền tiêu vặt dễ dàng. Ông luôn yêu cầu các con phải sử dụng sức lao động cá nhân để đổi lấy thu nhập, chẳng hạn như rửa bát, lau sàn, thu dọn bàn ăn...
Mỗi công việc nhà đều có giá tương ứng. Mục đích chính là để ngăn cản suy nghĩ và thói quen ỷ lại của các thế hệ tương lai vào khối tài sản khổng lồ mà các bậc cha chú đã để lại. Học cách tỷ phú dạy con của nhà Rockefeller sẽ giúp chúng ta "thấm" được nhiều bài học quan trọng.