Học sinh xuất sắc cấp 1, vào cấp 2 bị "trượt dốc", giáo viên chỉ ra sai lầm của nhiều phụ huynh
Người mẹ phải tìm đến một giáo viên kinh nghiệm để trao đổi về các vấn đề về tâm lý cũng như thành tích học tập của con gái mình.
- 06-09-2023Du học sinh về nước lương tháng 50 triệu đồng, bố mẹ tưởng "nở mặt" ai ngờ xem clip con đăng xong suýt ngất xỉu
- 06-09-20233 hành vi này khi học mẫu giáo cho thấy con bạn có tiềm năng trở thành học sinh xuất sắc
- 31-08-2023Họp lớp sau 10 năm “phơi bày” cuộc đời những học sinh điểm cao kỳ thi đại học: Liệu có phải người thành công nhất?
Nhiều phụ huynh than thở rằng điểm số của con họ ở trường tiểu học khá tốt nhưng khi lên cấp hai bỗng tụt dốc trầm trọng. Họ chỉ nghĩ do con mình ham chơi, thiếu tập trung, thiếu hứng thú học tập. Thật ra, còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn từ cấp tiểu học.
Đây là trường hợp của em Tiểu Linh (Trung Quốc). Mẹ em cho biết, khi con gái học tiểu học, điểm số của em rất tốt, rất có động lực học và thường làm bài tập về nhà đến nửa đêm. Chị vốn nghĩ rằng dựa vào thành tích như vậy, khi vào cấp hai, con gái nhất định sẽ lọt vào top 10 của lớp.
Điều đáng tiếc là sau khi vào cấp hai, không chỉ điểm số giảm sút đáng kể mà ngay cả việc học thêm cũng không có tác dụng, và điểm số của Tiểu Linh mỗi lúc một tệ hơn. Tâm trạng đứa trẻ cũng không tốt. Có lần bị mắng, đứa trẻ còn khóc nói với mẹ: "Con là đồ ngốc, con đã làm mẹ thất vọng, con không muốn đi học".
Người mẹ phải tìm đến một giáo viên kinh nghiệm để trao đổi về các vấn đề về tâm lý cũng như thành tích học tập của con gái mình.
Lời nói của giáo viên này đã khiến chị "thức tỉnh". Thì ra những năm tháng tiểu học, chị đã ép con học liên tục, không ngoại khóa, không vui chơi, cô con gái chỉ có cách học thật chăm chỉ và thường thức đến nửa đêm học bài, để làm mẹ vui.
Tất nhiên, kiến thức ở trường tiểu học tương đối đơn giản và học sinh có thể đạt điểm tốt bằng cách học thuộc lòng. Nhưng ở cấp THCS thì tình hình lại khác. Nếu trẻ không có hứng thú học tập, không có phương pháp thì sẽ không đạt được thành tích như mong muốn.
Cô giáo này cũng đã đúc kết một số phương pháp kinh điển dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho phụ huynh có con đang học tiểu học:
1. Đừng tạo áp lực quá mức khiến con sợ học
Học tiểu học, con cần biết cách nhận và thực hiện các nhiệm vụ của mình. Các con cần học cách sống trong tập thể, cách làm việc nhóm, cách phát triển tốt trong môi trường của mình nói riêng và môi trường sống của con người nói chung…
Ngoài những nhiệm vụ nặng nhọc trên, trẻ cần biết cách làm tính (ở bậc tiểu học là rất đơn giản), viết đúng chính tả, biết cách sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để mô tả một sự vật hiện tượng. Như vậy, việc được điểm 10 trong tiểu học không đại diện cho một đứa trẻ "thần đồng" mà chỉ nói lên bé đã hoàn tất một nhiệm vụ trong lớp do cô giáo giao.
Cô giáo chỉ ra rằng không cần thiết phải theo đuổi điểm cao quá mức khi trẻ mới chỉ đang đặt nền móng ở bậc tiểu học. Thay vì vậy, hãy chú trọng rèn luyện khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ của trẻ, đồng thời giúp trẻ thay đổi những thói quen xấu trong học tập như lười biếng, học đối phó. Sau này trẻ sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi vào cấp 2.
Điểm thấp ở trường tiểu học không có nghĩa là trẻ không đủ năng lực. Cha mẹ chỉ trích điểm số của con quá mức sẽ chỉ hạn chế sự phát triển của con, thậm chí có em còn cho rằng việc cha mẹ chê bai là "không yêu con", vì vậy trở nên nhạy cảm, tự ti, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần.
2. Thay đổi câu hỏi để giúp con hứng thú với việc học
Thay vì hỏi con về điểm, các bố mẹ hãy làm quen với câu hỏi: "Hôm nay ở lớp có gì vui không con?". Tạo cho con thói quen kể với cha mẹ về tình hình ở lớp không những giúp phụ huynh nắm được thông tin dễ dàng, để có thể nghĩ ra cách điều chỉnh hợp lý mà còn tạo cho gia đình một bầu không khí thân thiện và sẻ chia. Điều quan trọng các phụ huynh cần biết ở con sau khi tan trường là con đã học được điều gì hôm nay.
Phụ huynh nên trao cho con những cái ôm vỗ về. Cái ôm giữa những người thương yêu sẽ có tác dụng tiết ra hormone oxytocin - hormone "yêu thương" làm giảm hormone "căng thẳng" cortisol. Khi con được khen ngợi, hormone dopamine tăng lên giúp cho sự kết nối thần kinh để ghi nhớ tốt hơn, bé cũng cảm thấy vui vẻ và có thêm động lực.
Tuy nhiên, người lớn lưu ý không khen ngợi chung chung như "con giỏi, con ngoan" mà khen cụ thể vào hành động tốt mà con đã làm, ví dụ "cảm ơn con vì giúp mẹ quét nhà, mẹ thấy các góc nhà sạch hơn hôm qua đấy".
Phụ nữ số