Hỏi: "Khách để quên phong bì nghìn đô thì xử lý ra sao?", không phải trả lại hay nộp vào công quỹ, câu trả lời của ứng viên khiến nhà tuyển dụng lập tức mời đi làm
Nếu nhận được câu hỏi này từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- 15-01-20208 lý do cho thấy những kẻ lười biếng chốn công sở thực chất rất thông minh và tháo vát!
- 14-01-2020Phu nhân của các CEO công nghệ: Không làm siêu mẫu cũng sở hữu học vấn uyên thâm
- 10-01-2020Bỏ công việc thu nhập cao ngất ngưởng, cô giáo Hà Nội sở hữu trung tâm tiếng Anh về quê ủ phân trồng rau: Cuộc sống mà Đen Vâu mơ ước là đây chứ đâu!
Để trở thành nhân viên trong công ty, các ứng viên đều phải trải qua buổi phỏng vấn cùng bộ phận nhân sự và lãnh đạo. Khi đó ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thì bản lĩnh ứng xử là một trong những thước đo quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực có phù hợp với công việc sắp tới hay không. Trong buổi phỏng vấn, có những vấn đề mà ứng viên cần tỉ mỉ chia sẻ, tuy nhiên lại có những câu nói mà nhất định không được đề cập.
Mới đây, dân cư mạng đang truyền tay nhau câu chuyện tuyển dụng của một công ty nọ. Cụ thể, công ty này đang tuyển nữ thư ký, và có 4 ứng viên cho vị trí này. Phòng nhân sự đặt ra tình huống như sau: "Có một vị khách, sau khi làm việc với giám đốc, lúc ra về đã để quên trên bàn một phong bì đầy tiền. Người thư ký cần phải xử lý như thế nào?".
Ứng viên thứ nhất viết: "Tôi sẽ tìm người khách đó và trả lại họ" và người này nhanh chóng bị loại vì giải pháp đưa ra quá "trẻ con".
Ứng viên thứ hai: "Nộp vào quỹ công đoàn". Ứng viên này cũng bị loại bởi lý do "đem của miền xuôi đi nuôi miền ngược".
Ứng viên thứ ba có cách xử lý "sáng tạo" hơn một chút, cô viết: "Tôi sẽ đưa cho giám đốc, làm tiền tiêu riêng". Tuy nhiên câu trả lời đi thẳng vào vấn đề của cô gái này làm hội đồng tuyển dụng hơi phân vân e ngại.
Ứng viên thứ tư thì chẳng viết gì, chỉ ghé tai giám đốc thì thào: "Em sẽ lý số tiền ấy thật kín đáo, và báo cáo trong lần gặp sớm nhất!". Và ứng viên thứ tư này đã trúng tuyển bởi khả năng xử lý công việc kín kẽ mà không để lại dấu vết gì. Hơn tất cả đó chính là "lòng tin" mà người sếp giao cho nhân viên của mình mỗi khi xử lý tình huống phát sinh hay công việc.
Bài học được rút ra ở đây là trong môi trường công sở tuy cùng sở hữu cùng năng lực, nhưng đã mất "lòng tin" thì rất khó có thể lấy lại. Để mất lòng tin đồng nghĩa với sự đề phòng, dò xét và nghi nghờ lẫn nhau, điều này là nguyên nhân khiến những bất đồng khó có thể dung hòa giữa người sếp và nhân viên.
Theo những chuyên gia tâm lý nghề nghiệp, khi bạn tin tưởng ai đó nghĩa là bạn đặt hoàn toàn niềm tin vào người đó và ngược lại. Sự tin tưởng giúp mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Niềm tin đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy các mối quan hệ phát triển không chỉ trong đời sống thường nhật mà còn trong công việc. Niềm tin ấy được thể hiện qua mối quan hệ giữa các nhân viên, qua mối quan hệ giữa doanh nghiệp, khách hàng và được kết quả hóa bằng chính sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng niềm tin nơi công sở là vô cùng cần thiết.
Helino