MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đổ bể vì phong cách đàm phán “được ăn cả, ngã về không” của Tổng thống doanh nhân?

25-05-2018 - 14:01 PM | Tài chính quốc tế

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hủy Hội nghị Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong Un dường như đã đặt dấu chấm hết cho những nỗ lực suốt nhiều tháng qua của cả hai phía.

Lá thư của Tổng thống Trump gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không khiến nhiều người ngạc nhiên. Tuy nhiên, việc một lần nữa đặt các đồng minh thân cận và tình cảnh việc đã rồi đồng thời công khai chỉ trích Triều Tiên khiến chính quyền của Tổng thống Trump tự làm suy yếu đòn bẩy của chính mình.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đổ bể vì phong cách đàm phán “được ăn cả, ngã về không” của Tổng thống doanh nhân? - Ảnh 1.

Trong hơn 1 năm ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump liên tục đánh giá thấp tầm quan trọng của việc tạo ra sự cân bằng trong ngoại giao. Cách ông Trump thể hiện dường như phù hợp với kiểu "được ăn cả, ngã về không" trên thương trường. Trước khi vào Nhà Trắng, ông Trump từng là doanh nhân tiếng tăm của Mỹ, người sở hữu khối tài sản nhiều tỷ USD.

Chính quyền của Tổng thống Trump tỏ ra rất hào hứng trong việc loại bỏ các thỏa thuận bất lợi với Mỹ mà các đời tổng thống trước đã đàm phán, bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thỏa thuận về biến đổi Khí hậu Paris cũng như thỏa thuận hạt nhân Iran. Với Triều Tiên, Tổng thống Trump dường như đang tìm kiếm một thứ gì đó lớn hơn và tốt hơn, "một khoảnh khắc đặc biệt cho Hòa bình Thế giới".

Tuy nhiên, Mỹ đang rời đi với hai bàn tay trắng.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đổ bể vì phong cách đàm phán “được ăn cả, ngã về không” của Tổng thống doanh nhân? - Ảnh 2.

Dù đúng là thỏa thuận hạt nhân tương tự như những gì đã đạt được với Iran có những thiếu sót nhưng không thể khẳng định chúng góp phần nâng cao hiệu quả an ninh quốc gia của Mỹ. Thực tế, những hạn chế của chúng phản ánh một cách đánh giá cứng nhắc với những nguy cơ của các lựa chọn thay thế, lợi ích địa chiến lược và các ràng buộc với đòn bẩy của Mỹ.

Trong ngoại giao, không bao giờ tồn tại một thỏa thuận hoàn hảo. Câu hỏi là, nó thiếu sót ở chỗ nào và cái giá phải trả là bao nhiêu. Trừ khi bạn có thể tạo ra một giải pháp tốt hơn, việc đưa ra một thỏa thuận tệ hơn trong một số mục tiêu cụ thể rõ ràng là tình trạng nguy hiểm. "Loại bỏ" dường như luôn đơn giản hơn "thay thế" bằng những thứ tốt hơn.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đổ bể vì phong cách đàm phán “được ăn cả, ngã về không” của Tổng thống doanh nhân? - Ảnh 3.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đổ bể vì phong cách đàm phán “được ăn cả, ngã về không” của Tổng thống doanh nhân? - Ảnh 4.

Về vấn đề Triều Tiên, dường như vẫn còn thời gian để tránh cái bẫy "được ăn cả, ngã về không". Dù sẽ không dễ để lấp đầy những khác biệt trong hệ tư tưởng giữa Mỹ và Triều Tiên nhưng thực tế, Mỹ đang có cơ hội tập trung vào một chiến lược đáng tín cậy hơn: một thỏa thuận hạn chế khả năng hạt nhân của Triều Tiên ngay cả khi quốc gia này không ngay lập tức đồng ý giải giáp hoàn toàn chương trình hạt nhân mà họ nhiều năm theo đuổi.

Ngay từ đầu, Mỹ đã muốn Triều Tiên giải giáp hoàn toàn vũ khí hạt nhân trước khi được nhận viện trợ. Theo đuổi một chiến lược đàm phán cứng rắn đòi hỏi Mỹ phải thực sự có những lợi thế vượt trội. Tuy nhiên, với Triều Tiên, Mỹ dường như có ít đòn bẩy hơn so với đối phương.

Trong vài tháng qua, chính quyền Trump nhiều lần nhấn mạnh việc giải giáp hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là điều có thể đạt được. Tuy nhiên, đánh giá này trở nên vô nghĩa trước những tuyên bố gần đây của phía Triều Tiên. Quay ngược lại lịch sử, những gì chính quyền Trump tin tưởng đi ngược lại với báo cáo của Lầu Năm Góc cho thấy ông Kim coi vũ khí hạt nhân là yếu tố sống còn với đất nước. Chẳng ai nghi ngờ điều đó và dường như nó cũng sẽ không thể thay đổi.

Vấn đề Triều Tiên còn nghiêm trọng hơn như thế. Ở thời điểm hiện tại, chính quyền Tổng thống Trump sẽ phải giải quyết sự chia rẽ giữa những đồng minh trong khu vực, nơi sự không nhất quán đã làm suy yếu bàn tay của ông Trump trong các cuộc đàm phán, cho phép các đồng minh châu Á của Mỹ khéo léo theo đuổi các mục tiêu của riêng họ.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhiều lần lấy lòng ông Trump nhằm đảm bảo quan điểm của Hàn Quốc về một thỏa thuận hòa bình sâu rộng trên bán đảo Triều Tiên sẽ luôn nằm sẵn trên bàn. Ông Moon dường như sẽ tiếp tục theo đuổi nó dù có hay không có sự tham gia của ông Trump.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đổ bể vì phong cách đàm phán “được ăn cả, ngã về không” của Tổng thống doanh nhân? - Ảnh 5.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng chẳng vội vàng với những sốt sắng của Mỹ về việc giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Với Bình Nhưỡng, Trung Quốc tiếp tục duy trì một chính sách nhằm đảm bảo ảnh hưởng của họ vẫn tồn tại nhưng Bắc Kinh không bị Mỹ coi là kẻ đối đầu. Thực chất, Trung Quốc muốn tránh xa những hành động đáng lo ngại hơn nữa của Mỹ về chính sách thương mại.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ cũng không muốn một cuộc chiến tranh hay việc đồng minh trang bị vũ khí hạt nhân ngay bên biên giới nước mình. Tuy nhiên, việc đứng ở giữa chưa ảnh hưởng gì nhiều tới Bắc Kinh. Trong khi đó, Mỹ đã tuyên bố tạm dừng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ít nhất là ở thời điểm này.

Không chịu kém cạnh Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nhiều lần tới gặp ông Trump để đảm bảo Mỹ sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận an ninh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các cường quốc châu Á không theo đuổi những thỏa thuận với Triều Tiên để đảm bảo an toàn cho chính họ, điều chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ với Mỹ.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đổ bể vì phong cách đàm phán “được ăn cả, ngã về không” của Tổng thống doanh nhân? - Ảnh 6.

Cuối cùng, một chiến lược khả thi hơn đòi hỏi sự phân tích rõ ràng về tầm quan trọng của Triều Tiên với các lợi ích của Mỹ, những gì mà Mỹ sẵn sàng đặt lên bàn đàm phán. "Mỹ ưu tiên giải quyết vấn đề tên lửa đạn đạo liên lục địa hay giảm dự trữ hạt nhân của Triều Tiên?" hay "Mỹ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro mức độ nào?" là những câu hỏi mà chính quyền Trump phải trả lời nhằm đảm bảo Mỹ sẽ không từ bỏ quá nhiều, trong đó có việc giảm bớt hiện diện quân sự ở châu Á hay làm suy yếu liên minh với các đồng minh mà không nhận được điều gì đáng kể từ phía Triều Tiên.

Theo đuổi chiến thuật đàm phán "được ăn cả, ngã về không" của Tổng thống Mỹ làm gia tăng nguy cơ gây ra các lỗi chiến lược ở những khu vực khác. Mỹ càng lình xình với vấn đề Triều Tiên, họ càng có ít thời gian chuẩn bị cho những vấn đề quan trọng khác, chẳng hạn như sự bành trướng leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ cũng có thể để lỡ mất những cơ hội khác trong việc gia tăng ảnh hưởng của chính mình.

Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân.

Linh Anh
Hương Xuân
New York Times
Theo Trí Thức Trẻ25/5/2018

Linh Anh - Hương Xuân

New York Times

Trở lên trên