MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hồi phục gần 200 điểm trong phiên, Dow Jones đóng cửa với mức giảm chưa đầy 6 điểm

12-01-2019 - 08:19 AM | Tài chính quốc tế

Chứng khoán phố Wall đã có một tuần giao dịch "bình yên" nhất trong kể từ đầu tháng 10 với biên độ giao động của S&P 500 thấp hơn 1%. Kết thúc tuần, các chỉ số chính đều có mức tăng hơn 2%.

Thị trường chứng khoán đã có những bước tăng vững chắc trong tuần qua. Tuy nhiên, việc chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa và lo lắng về sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc đã kéo thị trường đi xuống vào thứ Sáu.

Vào thứ Sáu, chỉ số Dow giảm 5,97 điểm xuống còn 23.995,95 trong khi S & P 500 đóng cửa ngay dưới mức hòa vốn tại 2.596,26. Nasdaq Composite giảm 0,2% xuống còn 6,971,48. Đây là mức giảm đầu tiên cho các chỉ số chính trong sáu phiên.

Kết thúc tuần, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones và S & P 500 đều tăng hơn 2% trong tuần này trong khi Nasdaq Composite tăng 3,45%. Amazon và Facebook đều tăng hơn 4% trong tuần này, trong khi Netflix tăng 13,45. Chỉ số Dow và S & P 500 cũng đã có chuỗi tăng ba tuần liên tiếp đầu tiên kể từ tháng 8.

Nhưng Nancy Davis, CIO của Quadratic Capital, cho rằng sự biến động khả năng cao sẽ diễn ra trong tương lai gần. "Chúng tôi đã thấy nguy cơ biến động mạnh sẽ trở lại thị trường. Đây chỉ là khởi đầu của những gì mà chúng tôi mong đợi. Mức tăng giảm mạnh của thị trường sẽ trở nên phổ biến hơn."

Chính phủ liên bang vẫn đóng cửa vào thứ Sáu trong một ngày thứ 21 liên tiếp, làm dấy lên  lo ngại việc đóng cửa thể kéo dài trong một thời gian dài. Hôm thứ Năm, Tổng thống Donald Trump đã tweet rằng ông sẽ bỏ qua Diễn đàn Kinh tế Thế giới hàng năm tại Davos vào cuối tháng. Trump cũng cho biết ông có thể sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nếu Nhà Trắng và Quốc hội không thể đạt được thỏa thuận chấm dứt việc đóng cửa.

"Chúng tôi nghĩ rằng chính phủ sẽ đạt được thỏa thuận để mở cửa trở lại, nhưng chỉ sau khi cảm nhận những nỗi đau về kinh tế, tài chính hoặc chính trị. Cứ mỗi 2 tuần đóng cửa sẽ lấy đi 0,1% mức tăng trưởng của nền kinh tế; sự việc càng kéo dài thì chỉ làm chậm lại tốc độ chi tiêu và đầu tư"- Joseph Joseph Song, một nhà kinh tế tại Bank of America Merrill Lynch

Mặt khác,mối lo ngại về mức tăng trưởng chậm lại có thể xảy ra ở Trung Quốc cũng gây áp lực đối với thị trường.

Nhà phân tích Goldman Sachs- Karen Holthouse  cho biết Starbucks sẽ là công ty tiếp theo cảnh báo về sự chậm lại ở Trung Quốc sau khi Apple cắt giảm doanh thu dự kiến tài nước này. "Thông báo gần đây của AAPL [Apple] đã trích dẫn các mối quan tâm thương mại / vĩ mô, và MCD [McDonald] thừa nhận xu hướng giảm nhẹ tại Trung Quốc trong một sự kiện cuối tháng 11". Cổ phiếu Starbucks đã giảm 0,7%.

Apple đã cắt doanh thu dự kiến cho quý tài chính đầu tiên vào tuần trước, với lý do sự giảm tốc bất ngờ tới từ Trung Quốc. Hôm thứ Năm, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng việc Apple cắt giảm doanh thu cảnh báo rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. "Ai cũng theo dõi tin từ Apple, mức tiêu thụ bán lẻ yếu ớt đã thể hiện rất nhiều"

Những lo ngại xung quanh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuất hiện khi Trung Quốc cố gắng đạt được thỏa thuận lâu dài với Hoa Kỳ để dàn xếp cuộc chiến thương mại. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la kể từ năm ngoái.

Hương Giang

CNBC

Từ Khóa:
Trở lên trên