Hối tiếc vì bỏ lỡ những thứ lớn lao tương tự Facebook hay Wechat, nhưng Chủ tịch FPT Trương Gia Bình có lẽ cần thừa nhận Vườn chim muốn thành công cần 'Thiên thời, địa lợi, nhân hòa'?
Trong sự kiện Startup Việt 2019: Hành trình kỳ lân cho Vnexpress tổ chức mới đây, bên cạnh màn trình bày của những startup tiềm năng, điều làm giới khởi nghiệp chú ý là màn "đấu khẩu" giữa chủ tịch FPT Trương Gia Bình và nhà sáng lập Tiki Trần Ngọc Thái Sơn.
- 03-12-2019Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Hối tiếc lớn nhất của tôi là đã bỏ qua những thứ lớn lao tương tự FB và Wechat, giờ đây FPT hướng tới không gian khổng lồ hơn - nền kinh tế internet
- 02-12-2019Cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam: ‘Startup muốn thành kỳ lân phải chú trọng con người, muốn quản trị tốt hãy về những miền quê để học hỏi”
"Vườn chim" - Hối tiếc tuổi 20 của ông Trương Gia Bình
Khi được Trần Ngọc Thái Sơn hỏi: "Nếu anh quay lại tuổi 20, anh sẽ làm gì khác đi?", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho thoáng chút bồi hồi trả lời: "Thì anh sẽ không bỏ 'Vườn chim' của anh?"
Ông Bình cho biết năm 2006 mặc dù vẫn là chức Chủ tịch, Tổng giám đốc nhưng việc vận hành FPT được ông giao cho người khác để đi làm công nghệ.
"Ngày đấy chưa dùng từ starup gì cả đâu. Các bạn phải tưởng tượng rằng Vnexpress từng đứng 100 Alexa, có thời điểm 65 Alexa tức là trang web có lượng truy cập lớn thứ 65 trên toàn thế giới. Trí tuệ Việt Nam là Facebook đầu tiên trên thế giới. Vitalk chính là Wechat,…", vị doanh nhân nổi tiếng FPT nhớ lại.
Dự án mà ông Bình nhắc đến chính là Vườn Chim Visky là một trong những hoạt động đầu tiên hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp, nơi hàng chục ý tưởng được tạo điều kiện để vươn xa. Visky ra đời như một cách để những người trẻ khẳng định sự sáng tạo của mình.
Ở Visky, những thành viên sáng lập là "Rùa", đội ngũ viết chương trình, trực tiếp sáng tạo các ứng dụng được gọi là "Chim", "Cá" để chỉ nhân viên văn phòng, làm công việc cố định. Chính bởi những nét rất riêng ấy, Visky đã trở thành nơi hội tụ của nhiều tài năng mà những người trẻ của thế hệ này đều có thể điểm mặt biết tên như Minh Nhật, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Minh…, trẻ hơn có Lê Gia Hải, Võ Quỳnh Lâm… những cái tên của thế hệ đầu 8X, từng làm mưa làm gió ở các cuộc thi Mobile Lab, viết ứng dụng trên điện thoại di động.
Đến nay, nhắc đến Visky, người ta nghĩ ngay đến những dấu ấn như ViTalk - Mạng xã hội cho người Việt, hay ViOlympic – Website về giáo dục hiện vẫn được nhiều thế hệ phụ huynh và học sinh tin tưởng.
Dự án ViTalk của FPT
Trong cuộc hội thảo, CEO MOG Trần Anh Dũng từng chia sẻ suốt 8 năm làm tại FPT và dự án Vườn chim khiến ông học được nhiều điều, đặc biệt từ ông Trương Gia Bình. Theo lời ông Dũng kể, thời đấy là năm 2007 đầu năm 2008, dự án được thực hiện với một tham vọng vô cùng lớn nhằm phục vụ công dân điện tử mà nếu thành công thì nó sẽ là đối thủ của Lazada bây giờ.
"Hồi đấy bọn tôi đã làm Vimua rồi, mô hình của nó giống Lazada, bán hàng vô cùng tốt nhưng sau đó FPT dù có nhiều tiền nhưng không dám tiêu như Lazada, VNG nên cuộc chơi sau đó bị lỡ mất một nhịp", CEO này cho biết.
CEO MOG cho rằng không chỉ mỗi Vimua bị bỏ lỡ, Vitalk hồi năm 2008 cũng là một điều đáng tiếc. Thời điểm này Vitalk đã có hơn 2 triệu người dùng, nếu được làm tiếp, có khả năng sẽ không có Zalo.
Những yếu tố thành công của một startup
Điều ông Trương Gia Bình hối tiếc cũng không khó hiểu khi vài năm sau khi FPT dừng lại, hàng loạt các startup nội lẫn ngoại ra đời sau bước đầu thành công với ý tưởng tương tự. Tuy nhiên để một startup thành công, ý tưởng, nguồn lực là chưa đủ, muốn thành công cần hội tụ đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".
Uber đã thành công vì hợp thời, một phần vì dịch vụ taxi cũ không còn phù hợp hoàn toàn với đời sống hiện đại. Nhưng tính hợp thời của Uber cũng là do mạng 3G đã kịp thời phủ khắp các đô thị. Không có mạng 3G thì không có Uber. Nó hợp thời cũng là do cả thế giới ngày nay đã có sẵn dịch vụ bản đồ điện tử ngay trên smartphone. Hợp thời chính là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".
Xét trong dự án Vườn chim dù có một số yếu tố để thành công nhưng không phải là tất cả. Do đó việc dừng biết đâu lại là đúng thời điểm để có nguồn lực phát triển những dự án khác thành công cho tới hiện nay của FPT như FPT Shop, FPT Software hay FPT Education.
Ngoài yếu tố hợp thời và may mắn, chia sẻ trong cuốn sách "Một đời quản trị", giáo sư Phan Văn Trường cho rằng startup còn cần hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây để có thể làm nên thành công.
1. Sản phẩm
Giáo sư Trường cho rằng rất nhiều người nhầm lẫn về câu chuyện liên quan đến sản phẩm. Sâu trong tâm khảm, họ nghĩ họ phải chế ra một cái gì mới trong thế giới này để khởi nghiệp. Ví dụ như chiếc iPhone. Ông cho rằng nghĩ như vậy đúng nhưng thử hỏi cả thế kỷ XX có được bao nhiêu sản phẩm đột phá như iPhone.
Ông dẫn chứng sự thành công của Uber, Airbnb, Facebook đều dự trên những nhu cầu cũ kỹ như trái đất. Thế giới tăng trưởng không ngừng. Một trong những yếu tố tăng trưởng nhanh nhất là dân số. Điều này có nghĩa tất cả những nhu cầu dính liền với dân số sẽ cùng tăng trưởng. Do đó để thành công là tăng trưởng theo dân số và làm mới cái cũ. Ngoài ra việc tăng năng suất và tốc độ là một nhu cầu sẽ hiện thực mãi mãi.
2. Đồng đội cùng xuất vốn và làm việc nhóm
Ngày nay, có lẽ không còn việc gì phức tạp có thể thực hiện được một mình mà vẫn giữ được tính cạnh tranh. Làm việc nhóm là chìa khóa của những công cuộc mang tính iệu quả cao. Do đó, việc khởi nghiệp cũng là nơi mà những phương pháp làm việc nhóm có thể được áp dụng.
GS Phan Văn Trường.
3. Nhu cầu vốn
Theo giáo sư Trường, tất cả những ai đã thực sự đi qua cơn lốc khởi nghiệp đều sẽ xác định là nhu cầu vốn sẽ lớn gấp 3, gấp 4 lần dự tính ban đầu. Để tìm được nguồn lực đúng lúc gay go nhất, họ thường tìm đến các nhà đầu tư venture capitalist. Tuy nhiên điều này lại gây ra hiện tượng "mất máu đào" khi startup buộc phải nhường lại đa số cổ phần. Để tránh tình huống này, người khởi nghiệp luôn luôn phải có ngay từ lúc ban đầu một chiến lược tăng vốn. Theo giáo sư Trường, nếu đợi lúc cần tiền mới phản ứng là qua muộn.
4. Môi trường pháp lý kinh doanh
Giáo sư Trường ví môi trường khởi nghiệp tại Mỹ nở rộ như hoa mùa xuân bởi truyền thống làm giàu đã có sẵn trong AND, 90% dân số Mỹ đều mơ làm giàu và tích cực làm giàu. Trong xã hội này các đạo luật hành chính, thuế vụ đều triệt để nêu cao chủ nghĩa tư bản. Trong xã hội đó không bao giờ có một sự hiểu lầm về việc làm giàu. Mở startup tại Mỹ quá dễ nhưng điều này cũng khiến môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt.
5. Mô hình kinh doanh
Giáo sư Trường đề cao mô hình kinh doanh đơn giản. Ông cho rằng một trong những lý do Google và mọi dịch vụ Internet thành công và nhanh chóng tỏa ra đại chúng là do tính miễn phí của chúng, và khi có phí thì việc thanh toán rất đơn giản. Theo đó các startup nên chú ý khía cạnh này.
6. Chiến lược kinh doanh
Hầu hết các công ty khởi nghiệp sau này trở thành những tập đoàn vĩ đại đều bắt đầu bằng những ý tưởng đơn giản. Đơn giả nhưng có ảnh hưởng lớn đến thị trường người tiêu dùng.
Những công ty này lớn được hay không là do chiến lược vốn và giải ngân phù hợp hay khoogn với mỗi bước tiến của công ty. Chiến lược kinh doanh luôn luôn phải cố tạo ra được càng sớm càng tốt doanh thu, để rồi doanh thu sẽ giúp tiết kiệm vốn, và những kết quả luôn phải vượt chỉ tiêu để giúp công ty có được một cuộc thương thuyết với ngân hàng thật mỹ mãn.
7. Hợp thời và may mắn
Giáo sư Trường cho rằng một điểm quan trọng của khởi nghiệp là giải quyết những nhu cầu kinh điển của con người bằng những sản phẩm hay dịch vụ được làm mới, dùng những công nghệ mới và những vật liệu mới.
Trí thức trẻ