Hôm nay Hà Nội nóng nhất từ đầu năm đến giờ, đây là những điều bạn cần làm để đề phòng say nắng
Thời điểm hiện tại đang là những ngày đầu hè ở Hà Nội, do đó, bạn cần tuân theo một số nguyên tắc sau để luôn khỏe mạnh vượt qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
- 07-05-2018Tưởng rằng nước lạnh sẽ giải nhiệt cho cơ thể nhưng sự thật sẽ khiến nhiều người bất ngờ!
- 18-06-2017Nắng nóng gay gắt: Cảnh báo 2 dạng ung thư da ngày càng phổ biến bạn có nguy cơ mắc phải
- 05-06-2017Nắng nóng kỷ lục, cần nhớ 7 dấu hiệu căn bệnh nguy hiểm ai cũng có thể gặp khi đi nắng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, do áp thấp nóng từ phía Tây phát triển mạnh nên gây nắng nóng tới khắp miền Bắc, nhiệt độ ở Hà Nội hiện tại đã lên tới mức 33 - 34 độ C. Đây còn được dự báo là thời điểm Hà Nội nóng nhất từ đầu năm đến giờ.
Thời tiết Hà Nội ngày 7/5/2018 từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
Thời tiết thay đổi nhanh đi kèm với tình trạng nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra một loạt vấn đề sức khỏe, đặc biệt là triệu chứng say nắng. Khi rơi vào trạng thái say nắng, thân nhiệt cơ thể sẽ tăng cao đột ngột, đi kèm cùng tình trạng mất nước, đuối sức. Mặt khác, nếu không được xử lý kịp thời thì triệu chứng say nắng còn có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là dẫn đến đột quỵ. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn cần tìm hiểu những dấu hiệu ban đầu của triệu chứng say nắng và kịp thời xử lý để phòng tránh nguy cơ gây hại tối đa.
Dấu hiệu của người bị say nắng
Vào những ngày này, nếu bạn đi ngoài trời nắng quá lâu, hay vừa bước từ phòng điều hòa ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng say nắng. Đặc biệt, nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau thì bạn nên đặc biệt lưu ý bởi chúng có thể cảnh báo tình trạng say nắng:
- Người đột nhiên mệt lả, đi kèm với trạng thái hoa mắt, choáng váng.
- Da đỏ, khô tái, người không toát mồ hôi dù thời tiết đang rất nóng.
- Tim đập mạnh, nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh bất thường.
- Chân tay tê mỏi, các cơ yếu và bị chuột rút.
- Mất phương hướng, dễ nhầm lẫn trong nhận thức.
- Nôn kèm theo sốt cao.
- Ngất xỉu hoặc hôn mê bất tỉnh giữa đường.
Cách phòng chống say nắng
- Uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước trong suốt cả ngày, bởi tình trạng say nắng thường đi kèm với triệu chứng mất nước.
- Tránh uống những loại đồ uống giàu caffeine, đồ uống chứa cồn trước khi ra ngoài trời nắng, bởi chúng có thể gây mất nước nhanh hơn.
- Hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng, nhất là những hoạt động dễ gây mất sức.
- Nếu phải ra ngoài giữa thời tiết nắng nóng thì hãy bảo vệ cơ thể bằng các trang phục che chắn như áo chống nắng, mũ, kính râm... để tránh nắng nóng chiếu trực tiếp xuống đầu, mặt, cổ và gáy. Đồng thời, bạn cũng nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh làm thân nhiệt tăng cao.
- Nếu đang ngồi trong phòng điều hòa thì nên đứng ở nơi thoáng mát khoảng 5 phút, hoặc tăng nhiệt độ điều hòa lên để cơ thể dần thích nghi và ra đường sẽ tránh nguy cơ bị sốc nhiệt.
- Không ra ngoài vào lúc nắng cao điểm (10 giờ - 16 giờ), tránh đi dưới trời nắng quá 45 - 60 phút. Nếu phải đi lâu dưới trời nắng thì nên vào nơi râm mát nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục lại.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như dưa hấu, rau xanh, nước chanh, trà xanh... để hỗ trợ chống say nắng hiệu quả.
Helino