Hôm nay Quốc hội thảo luận về nợ xấu
Buổi chiều Quốc hội dành trọn thời gian để thảo luận tại tổ về 2 vấn đề của ngành ngân hàng...
- 25-05-2017Vì sao không ban hành Luật hỗ trợ xử lý nợ xấu mà phải có nghị quyết riêng?
- 24-05-2017Giải quyết nợ xấu: Sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị
- 24-05-2017Ngân hàng “bình thường” có được hỗ trợ xử lý nợ xấu?
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV hôm nay bước vào phiên làm việc thứ 5.
Theo lịch họp đã được thông qua, sáng nay 26/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh sẽ trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch. Tiếp đó Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật quy hoạch. Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra sau đó sẽ phối hợp báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều Quốc hội dành trọn thời gian để thảo luận tại tổ về 2 vấn đề của ngành ngân hàng đó là: Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Những ngày qua, vấn đề của ngành ngân hàng, đặc biệt là câu chuyện tháo gỡ khó khăn về xử lý nợ xấu được dư luận rất quan tâm. Các ngân hàng cho rằng điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu hiện nay nằm ở chính tài sản đảm bảo do các quy định chưa thống nhất. Tại dự thảo nghị định về xử lý nợ xấu, một trong những điểm đáng chú ý là cơ quan soạn thảo đề xuất cho ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo; đồng thời đề nghị để cho VAMC được mua nợ xấu theo giá trị thị trường.
Những ngày vừa qua, khi trao đổi bên lề cũng như thảo luận tại tổ về vấn đề nợ xấu, một số đại biểu vẫn còn các quan điểm khác nhau. Đại biểu Nguyễn Đức Kiên cho rằng, trong bối cảnh này, chúng ta buộc phải có những quyết định rất đặc thù. Do đó việc xây dựng một Nghị quyết về vấn đề nợ xấu là điều cấp bách.
Tuy nhiên Đại biểu Trương Trọng Nghĩa của đoàn TP. Hồ Chí Minh cho rằng dự thảo này đưa vào thảo luận tại kỳ họp 3 là gấp quá và chưa có thời gian nghiên cứu kỹ. Đại biểu Nguyễn Minh Đức thì đề nghị không bán nợ xấu cho nước ngoài; không dùng ngân sách xử lý nợ xấu và phải khoanh vùng nợ xử lý là từ 2016 trở về trước để tránh việc làm ẩu tiếp tục gây ra nợ xấu của ngân hàng.
Trí Thức Trẻ
- Gần 3.300 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội
- Sự cố in ấn và những chiếc ghế trống thành điểm nhấn họp báo Quốc hội
- Quốc hội lập đoàn giám sát quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chủ tịch Quốc hội: "Đã cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan dự án sân bay Long Thành"
- Quốc hội giao 'chỉ tiêu' cho 4 bộ trưởng