Hơn 11.000 tỷ đồng vốn đầu tư cam kết rót vào ‘thủ phủ sầu riêng’
Các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ thông tin tại hội nghị
Tại Hội nghị phát triển nông nghiệp bền vững và kêu gọi thu hút đầu tư huyện Krông Pắc, nhiều chuyên gia phân tích, gợi mở giải pháp phát triển cây sầu riêng theo hướng bền vững. Nhiều dự án hấp dẫn ở “thủ phủ sầu riêng” được cam kết đầu tư với tổng số vốn hơn 11.000 tỷ đồng.
- 02-09-20225 ngành công nghiệp trọng điểm có chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng cao nhất 8 tháng đầu năm 2022
- 01-09-2022Bao nhiêu vốn đầu tư từ các nước trong khu vực đổ vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022?
- 31-08-2022Địa phương sở hữu cảng biển lọt top 30 cảng container bận rộn nhất thế giới có tiềm năng gì?
Ngày 2/9, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị phát triển nông nghiệp bền vững và kêu gọi thu hút đầu tư huyện Krông Pắc năm 2022. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ I, năm 2022 diễn ra từ ngày 1-3/9.
Tại hội nghị, ông Đinh Xuân Diệu, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc cho biết, địa phương có khoảng 35.000 héc-ta cây trồng hàng năm, gần 29.000 héc-ta cây trồng lâu năm, với nhiều loại cây chủ lực như cà phê, sầu riêng, chuối, hồ tiêu… Riêng sầu riêng có gần 4.000 héc-ta, chủ yếu được trồng xen canh trong vườn cà phê. Sản lượng sầu riêng đạt khoảng 45.000 tấn/năm, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Tuy nhiên, cây sầu riêng khá khó tính, nhiều sâu bệnh, việc phát triển bền vững loại cây “tỷ đô” này là vấn đề đặt ra cho “ thủ phủ sầu riêng ”. Ông Nguyễn Lân Hùng – Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam cho hay, Đắk Lắk đang có nhiều lợi thế phát triển cây ăn quả, đặc biệt là sầu riêng. Việc chọn huyện Krông Pắc (địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất tỉnh-PV) làm điểm đột phá là hướng đi đúng đắn.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đặt vấn đề, làm sao để các nhà vườn có tiếng nói chung, đồng đều về quy trình để đảm bảo chất lượng cho sầu riêng. Bởi, loại cây này có nhiều bệnh, nếu không biết cách bảo vệ, chăm sóc từ đầu sẽ khó phát triển bền vững. Cũng tại hội nghị, các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, doanh nghiệp cũng nêu và gợi mở giải quyết các vấn đề liên quan đến chăm sóc, đảm bảo chất lượng, mã vùng trồng sầu riêng.
Huyện Krông Pắc được mệnh danh "thủ phủ sầu riêng" Đắk Lắk
Không chỉ có nền nông nghiệp thuận lợi về đất đai, khí hậu, huyện Krông Pắc còn có nhiều thuận lợi khác như: Có tuyến Quốc lộ 26, cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột đi qua địa bàn. Những lợi thế trên cùng cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tìm hiểu, đầu tư, UBND huyện Krông Pắc kêu gọi nhiều dự án hấp dẫn trên 4 lĩnh vực: Nông nghiệp và chế biến sau thu hoạch, công nghiệp và xây dựng, văn hóa và giáo dục, lĩnh vực thương mại.
Sầu riêng được ví là "vua của các loại trái cây"
Cụ thể, chính quyền Krông Pắc chú trọng kêu gọi dự án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với diện tích đất quy hoạch mỗi xã 30 héc-ta trở lên; đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Cụm công nghiệp Tân Tiến với tổng diện tích 320 héc-ta; thu hút đầu tư các dự án nhà máy thu mua, sơ chế, đóng gói xuất khẩu nông sản có công suất từ 5.000-10.000 tấn sản phẩm/năm, nhà máy sản xuất bao bì túi xách, trung tâm thương mại huyện; đầu tư các dự án nhà ở đô thị; tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Trong hội nghị, lãnh đạo UBND huyện Krông Pắc, trao bản ghi nhớ cho 24 nhà đầu tư đăng ký 24 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 11.000 tỷ đồng.
Tiền Phong