Hơn 13.200 tỷ đồng xây cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa
Để giảm tải trên QL1A và hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh Bắc Trung Bộ, Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện dự án cao tốc đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa.
- 03-09-2018Cao tốc 1,5 tỷ USD đầu tiên ở miền Trung có gì đặc biệt?
- 31-08-2018Ngắm cao tốc hơn 34.500 tỉ đầu tiên ở miền Trung
- 31-08-2018Một ngày trước khi thông xe, nhìn toàn cảnh cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng gần 15 nghìn tỷ từ trên cao
Dự án đường cao tốc Ninh Bình (điểm đầu Mai Sơn) – Thanh Hóa (điểm cuối QL45) có tổng chiều dài 63,3km. Đây là đoạn tuyến nằm trong tổng dự án đầu tư xây dựng bộ cao tốc tuyến Bắc-Nam ở phía Đông có chiều dài 654km.
Dự án đã được Quốc hội thông qua và có tổng mức đầu tư 120.000 tỷ đồng, thời gian triển khai trong giai đoạn 2017-2020. Đoạn Ninh Bình-Thanh Hóa là một trong 8 đoạn tuyến của dự án và có nhu cầu vận tải lớn, mật độ phương tiện tại đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa được tính toán lên đến 20.876 lượt xe/ngày đêm, rất cần được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư sớm.
Cùng với kiến nghị trên, Bộ GTVT cũng tính toán và đưa ra phương án đầu tư cho tuyến đường. Theo đó, với khổ đường có mặt cắt 17 mét, tương đương 4 làn xe, vận tốc từ 100 đến 120km/h, thời gian khởi công năm 2019 và hoàn thành năm 2021 sẽ có tổng mức đầu tư 13.200 tỷ đồng. Nguồn vốn dự án sẽ được huy động bằng hình thức PPP, trong đó nhà đầu tư BOT bỏ ra 10.000 tỷ đồng, nhà nước đầu tư 3.100 tỷ đồng.
Mức phí sử dụng đường bộ để nhà đầu tư BOT hoàn vốn được tính toán thu 1.500 đồng/xe (nhóm xe tiêu chuẩn)/km (2021-2023), 1.700 đồng/xe/km (2024-2026) và tăng kịch trần 3.400 đồng/xe/km (2042-2046). Với mức phí này, nhà đầu tư được quyền thu phí hoàn vốn trong 24 năm.
Tiền phong