Hơn 15 năm không dám ăn quà vặt, chàng trai hé lộ một cách giáo dục từ gia đình khiến ai nấy "rùng mình"
Một chai soda đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của chàng trai này.
- 03-11-2023Có con gái đừng quên dạy con 4 điều để tránh phải đi đường vòng và chịu nhiều đau khổ
- 01-11-2023Katie Holmes đã nuôi dạy con gái Suri trở thành một cô bé sống giản dị như thế nào?
- 01-11-2023Cách dạy con độc đáo của "chị đại" Đạp Gió: Không mong con thành thiên tài, luôn cố đóng vai "ác"
Gần đây, có câu chuyện được một blogger nổi tiếng ở Trung Quốc chia sẻ thu hút sự chú ý: Anh cho biết, trong ký túc xá của mình ở có sinh viên dưới huyện lên, không bao giờ ăn đồ ăn vặt. Lý do sau này được nam sinh đưa ra đó là: Một lần lúc nhỏ, cậu này tiết kiệm tiền sinh hoạt để mua một chai soda, vô tình bị bố nhìn thấy.
Trong ngày nắng nóng, trước rất đông người, người bố kéo con ra đường, ép con uống 1 loạt chai nước soda. Cậu miêu tả cảm giác rằng lúc đó mình chỉ muốn chết, nhưng cuối cùng cố kìm nước mắt và nhổ soda trong miệng ra, đồng thời thề sẽ không ăn đồ ăn vặt.
Lý do ông bố đưa ra là: Cha vất vả kéo xe ngoài đường, con tiêu tiền vào thứ vô bổ. Tiền bạc gia đình để chi tiêu vào những điều quan trọng hơn là ăn quà vặt, phải tiết kiệm.
Từng câu nói và hành động của bố khiến cậu cảm thấy rất tội lỗi.
Nhiều người nhận định, chẳng trách cậu bé này sau đó lớn lên trong sự mặc cảm. Kiểu giáo dục này sẽ bóp méo nhân cách. Có thể nói một chai soda đã thay đổi cuộc đời người này. Nhiều cư dân mạng cũng cho rằng họ đã trải qua quá trình giáo dục dựa trên "cảm giác tội lỗi" như vậy.
Khiến đứa trẻ cảm thấy mặc cảm nặng nề
Có lần, diễn viên Hoàng Chí Trung (Trung Quốc) đã kể một câu chuyện: Mỗi khi ăn cá, người mẹ sẽ đưa con cá cho con và tự mình ăn đầu cá. Cho đến khi hấp hối, người mẹ mới nói với con trai: "Mẹ thực sự không bao giờ thích ăn đầu cá". Tưởng thương con nhưng thực tế, bà mẹ đã khiến đứa trẻ áy náy suốt đời.
Đứa trẻ còn nhỏ chưa biết nói thật hay nói dối, đối mặt với cách "giáo dục tội lỗi", phản ứng đầu tiên của trẻ là "Tất cả là lỗi của tôi". Trẻ sẽ nghĩ rằng mình là gánh nặng của cha mẹ và là nguồn gốc của sự khốn khổ của gia đình, không có mình, cha mẹ sẽ sống tốt hơn.
Những đứa trẻ lớn lên trong trạng thái tâm lý này sẽ thiếu tự tin, nhạy cảm và nghi ngờ, chúng sẽ cảm thấy thấp kém và rụt rè, thậm chí coi thường giá trị cuộc sống của mình. Ở tuổi vị thành niên, một số trẻ sẽ gặp các vấn đề về tình cảm và tâm lý. Ngay cả khi đã trưởng thành, họ vẫn mang nặng cảm giác tội lỗi trong lòng.
Khi đứa trẻ còn nhỏ, nó phải chấp nhận một cách thụ động "giáo dục tội lỗi" tiêu cực. Nhưng bước vào tuổi vị thành niên và bắt đầu tự "thức tỉnh", một số đứa trẻ bắt đầu phản ứng lại cảm xúc này, nếu cha mẹ nói điều gì đó tương tự, chúng bắt đầu phản kháng, thoát ra và hy vọng sẽ định hình lại bản thân. Lúc này, mối quan hệ cha mẹ - con cái sẽ căng thẳng và rạn nứt.
Một khi cha mẹ sử dụng sự cống hiến hoặc hy sinh như một con bài thương lượng để đổi lấy sự vâng lời của trẻ, điều đó có nghĩa là giáo dục gia đình đã bắt đầu sai lầm. Nếu tiếp tục, bi kịch sẽ là kết quả nhận lại.
Nhà văn người Mỹ Jeanne Allim từng nói: Có những khuyết điểm ở con cái không có gì là ghê gớm, điều đáng sợ là những bậc cha mẹ là người đi đầu trong cuộc sống của con cái lại thiếu những quan niệm đúng đắn về giáo dục gia đình và phương pháp dạy con.
Muốn giáo dục con cái, trước hết cha mẹ phải thay đổi chính mình và hướng dẫn trẻ bằng những phương pháp giáo dục đúng đắn. Tốt hơn là trở thành một hình mẫu chứ không phải là đóng vai một nạn nhân.
"Giáo dục tội lỗi" khiến trẻ tìm thấy động lực để tiến về phía trước từ những cảm xúc tiêu cực, trên thực tế, động lực này không xuất phát từ bản thân trẻ, mà là từ cha mẹ, chính sự mặc cảm đã khiến trẻ phải nỗ lực.
Thay vì đặt mình vào góc nhìn của một "nạn nhân" và khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, tốt hơn hết bạn nên để mình làm tấm gương, hướng dẫn cho trẻ. Cách giáo dục sai lầm có thể hủy hoại một đứa trẻ, và cách giáo dục đúng đắn có thể làm nên một đứa trẻ hạnh phúc. Hãy chọn một cách giáo dục tích cực, và trong tương lai bạn sẽ gặt hái được những điều tương tự.
Phụ nữ số