Hơn 20% mô hình nhượng quyền hiện nay thất bại và 3 nguyên nhân chính theo chuyên gia Nguyễn Phi Vân
Đặc biệt, trong trường hợp có tranh chấp và hai bên bất đồng quan điểm, thì người có khả năng xử lý, có cùng tư duy, đẳng cấp thì mới có thể ngồi xuống cùng người nhượng quyền giải quyết vấn đề được. Theo đó, bà Vân khẳng định con người luôn là quan trọng nhất, mô hình chỉ là yếu tố thứ hai.
Tại Việt Nam, nhượng quyền đang dần trở thành mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay, đặc biệt tại lĩnh vực F&B. Trong đó, nhượng quyền được hiểu là doanh nghiệp nhượng quyền, người sở hữu sản phẩm hoặc hệ thống kinh doanh đã qua chứng thực thành công, cho phép các doanh nghiệp khác kinh doanh dưới tên thương hiệu của mình qua hình thức thu phí. Doanh nghiệp đứng ra cấp phép được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Cá nhân hoặc doanh nghiệp đứng ra mua quyền sử dụng thương hiệu, được gọi là đối tác nhận quyền.
Dù ngày càng được lựa chọn rộng rãi, song rất nhiều người tham gia thực sự chưa hiểu bản chất của nhượng quyền. Đó là lý do dẫn đến nhiều trường hợp thất bại chỉ sau thời gian ngắn kinh doanh. Đứng trên cả hai vai trò bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, chuyên gia Nguyễn Phi Vân (Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, cố vấn nhượng quyền thương hiệu cho chính phủ Malaysia) mới đây đã có những đúc kết về nguyên nhân thất bại của mô hình này tại việt Nam. Theo bà Vân, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hơn 20% người nhận nhượng quyền hiện nay, bao gồm:
Thứ nhất, khi mua lại mô hình, đồng ý người nhận nhượng quyền hỏi rất kỹ về mức sinh lời, sản phẩm… Nhưng, người này lại không trực tiếp quản trị, thay vào đó hoặc cho người dưới cấp, gia đình hoặc thuê người khác làm. "Không có cái business nào mà mình không chăm chút lại có tăng trưởng và mang lại lợi ích cho bản thân cả", bà Vân nhấn mạnh. Trong trường hợp nếu bận quá thì người nhận nhượng quyền tốt nhất nên thuê đội quản trị chuyên nghiệp của chính business đó và chấp nhận trả tiền cho họ.
Thứ hai, rất nhiều người khi bỏ tiền đầu tư vô một mô hình kinh doanh đã thành công, thì nghĩ rằng mình chỉ đi mua thương hiệu nhượng quyền, còn lại mọi thứ người nhượng quyền sẽ làm hết cho mình. "Thực tế, không có cái mâm nào ăn sẵn", bà Vân ví von. Mà, người nhượng quyền chỉ là người tạo nên và phát triển thương hiệu. Còn người đi mua nhượng quyền sẽ phải vận hành business đó, phải theo sát quá trình phát triển thương hiệu thời gian sau đó. Như vậy, hai bên phải cùng phối hợp nhịp nhàng thì thương hiệu, và mô hình kinh doanh mới phát triển được, tuyệt đối không được có tư duy mua nhượng quyền là có sẵn thì sẽ thành công.
Thứ ba, "các bạn khi đi mua thương hiệu nhượng quyền thường nghe những con số hay ho, tăng trưởg là bị thuyết phục và tiến hành chốt ‘deal’. Tuy nhiên, các bạn lại không nhìn những người đằng sau đó", bà Vân nhấn mạnh. Nhưng, theo bà Vân, những người phát triển thương hiệu mới là "top value", vì con người luôn là trung tâm của bất kỳ business nào.
Đặc biệt, trong trường hợp có tranh chấp và hai bên bất đồng quan điểm, thì người có khả năng xử lý, có cùng tư duy, đẳng cấp thì mới có thể ngồi xuống cùng người nhượng quyền giải quyết vấn đề được. Theo đó, bà Vân khẳng định con người luôn là quan trọng nhất, mô hình chỉ là yếu tố thứ hai.
Lấy ví dụ thực tế, tại business trung tâm tập luyện gym công nghệ 25 FIT, trên vai trò Co-founder, bà vân cho biết hiện rất nhiều người xin mở chi nhánh thứ 2 nhưng ban lãnh đạo không đồng ý. "Chỉ khi nào mỗi store đạt được 150 thành viên, lúc này khách hàng thứ 151 không có chỗ tập thì mới tính đến việc mở chi nhánh mới", bà Vân cho biết.
Quan trọng là tính hiệu quả, chứ không phải ai đưa mình tiền mình làm nhượng quyền. Nói sâu về quan niệm này, bà Vân phân trần quá khứ từng trải qua nhiều tình huống thất bại, trong đó người nhận nhượng quyền là người có tiền nhưng không hiểu câu chuyện, hiểu thị trường… "Nhìn chung thường khi làm chung một thời gian thì xảy ra tranh cãi, và cuối cùng không đi đến đâu", bà Vân nói thêm.
Trong đó, 25 FIT sau hơn 1 năm hoạt động, tính đến tháng 11/2020 đã khai trương được 15 chi nhánh với 5 chi nhánh nhượng quyền. Tại thương hiệu này, dư luận cho rằng chuyên gia Phi Vân đứng trên vai trò tư vấn, vị này nhấn mạnh, thực tế bà Vân là Co-founder. Nhớ lại, "ban đầu khi nhận lời từ hai bạn sáng lập, tôi yêu cầu phải đưa số và dữ liệu để tôi xem xét, đánh giá. Sau này, tôi quyết định tham gia và trở thành một phần của dự án luôn", bà Vân nói. Đến nay, trước sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, 25 FIT tiếp tục ra mắt mô hình nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam – Franchise Leasing. Trong đó, mức đầu tư ban đầu sẽ giảm dần 40% so với mức ban đầu trước đây, đây là động thái nhằm giúp nhà đầu tư có thể giải quyết được bài toán tài chính trong bối cảnh dịch Covid-19.