Hơn 28 điểm mới đỗ ngành TMĐT của ĐH Kinh tế Quốc dân, Giám đốc Nhân sự Lazada: TMĐT là ngành "hot" nhưng không phải nhất thời
Kỳ tuyển sinh năm nay, thương mại điện tử gây chú ý khi là một ngành học còn khá mới nhưng lại có điểm tuyển sinh đầu vào thuộc nhóm cao nhất nhì trong các ngành.
- 20-09-202210 ngành học có điểm chuẩn cao nhất 2022, khối C có tới 7 ngành
- 20-09-2022Ngành có mức điểm chuẩn cao nhất năm 2022: Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập "nghìn đô" trong tầm tay
- 19-09-2022Không bao giờ học tủ và luôn đi ngủ trước 10 giờ tối, nữ sinh vẫn tốt nghiệp thủ khoa Ngoại thương với bảng điểm tuyệt đối 4.0/4.0
Mới đây, nhiều trường Đại học trên cả nước đã lần lượt công bố điểm chuẩn tuyển sinh năm học 2022-2023. Trong đó, Thương mại điện tử gây chú ý khi là một ngành học còn khá mới nhưng lại có điểm tuyển sinh đầu vào thuộc nhóm cao nhất nhì trong các ngành.
Cụ thể, với Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành Thương mại điện tử có điểm chuẩn 28,1 điểm, tức trung bình 9,3 điểm/môn mới trúng tuyển. Hay Đại học Kinh tế Tp.HCM, ngành học này cũng có điểm chuẩn trên 27 điểm.
Trong sự kiện khai trương văn phòng tại Hà Nội, bà Văn Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Nhân sự Lazada Việt Nam nhận định thương mại điện tử đang là một ngành học “hot”, nhu cầu làm việc tại các môi trường TMĐT của các bạn trẻ cũng vô cùng lớn. Ngoài ra, việc nhận được sự đầu tư, quan tâm từ Chính phủ và Nhà trường dẫn đến ngành TMĐT có điểm chuẩn cao.
Trên các diễn đàn mạng xã hội, điểm chuẩn vào ngành TMĐT của các trường Đại học cũng trở thành đề tài tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, nhiều người cho rằng đây chỉ là một mảng nhỏ và chỉ có tính xu hướng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, bà Hạnh nhận định thương mại điện tử là một thành phần tất yếu của nền kinh tế số, không phải chỉ là xu hướng nhất thời.
Ngoài ra, dư địa phát triển cho thương mại điện tử tại Việt Nam còn lớn. Theo lãnh đạo Lazada Việt Nam, ngành này đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong 2 năm qua nhưng tỷ lệ thâm nhập thực tế vẫn còn khá thấp so với Trung Quốc hay Singapore.
“Độ thâm nhập của thương mại điện tử tại Việt Nam và Đông Nam Á nói chung còn khá mới, tiềm năng thị trường cực kỳ lớn. Cuối cùng hành trình mua sắm trên thương mại điện tử, cần phải làm sao để tương tự như mua sắm ở những kênh mà người dùng đang yêu thích. Làm sao để người dùng cảm thấy thương mại điện tử trở thành nơi mua sắm thường xuyên, trở thành thói quen và tối ưu như khi mua sắm ở các trung tâm thương mại. Đồng thời, làm sao để nhà bán hàng thấy bán hàng trên đó thấy có hiệu quả và tối ưu chi phí”, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - Giám đốc Marketing Lazada Việt Nam nói.
Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - Giám đốc Marketing Lazada Việt Nam
Trong hội nghị BFF diễn ra cách đây không lâu, Lazada cũng dự báo Việt Nam đang trên đường vượt qua Thái Lan, trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, trong vài năm tới. Quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt gần 40 tỷ USD vào năm 2025.
Bằng việc khai trương văn phòng tại Hà Nội, Lazada cho biết trong thời gian tới sẽ mở rộng thị trường tại Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung. Riêng Hà Nội, dù có một số đặc thù khác với thị trường TP.HCM nhưng còn nhiều cơ hội về người dùng, nguồn cung cũng như nhà bán hàng. Sắp tới, sàn TMĐT này cũng sẽ mở rộng khu chia chọn tại Hà Nội để đón đầu tiềm năng tăng trưởng của thị trường.
Nhịp sống thị trường