Hơn 50 công ty tài chính tuyên bố kế hoạch ra đi, London có mất đi vai trò trung tâm tài chính thế giới?
Omar Ali - giám đốc dịch vụ tài chính Anh tại EY cho biết: "Hệ sinh thái tài chính của Anh là đơn nhất và không thể thay thế bằng bất kỳ một nơi nào khác ở liên minh châu Âu".
- 06-05-2017Chủ tịch EU: Tiếng Anh đang bị thất sủng ở châu Âu vì Brexit
- 04-05-2017Brexit “cứng” có thể khiến dầu khí Anh mất 500 triệu bảng mỗi năm
- 30-04-2017EU vạch ra đường lối cứng rắn với Anh trong quá trình Brexit
Một nghiên cứu mới đây cho thấy số lượng các công ty dịch vụ tài chính ở Anh có kế hoạch di chuyển ra nơi khác đang tăng lên nhanh chóng - một hậu quả tiêu cực dễ thấy nhất của Brexit.
EY cho biết hơn 1/4 trong số 222 công ty dịch vụ tài chính lớn nhất ở Anh mà phía này theo dõi đều đã có kế hoạch di chuyển nguồn lực ra nước ngoài hoặc thay đổi trụ sở.
Sau khi các giám đốc cấp cao đến từ Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Deutsche Bank tuyên bố kế hoạch đối phó với tương lai Anh rời EU, số lượng công ty dự định rời Anh cũng tăng đột biến, tăng hơn 50% so với 4 tháng trước.
Các tập đoàn tài chính lớn đang phải đối mặt với áp lực gia tăng từ phía giới chức và khách hàng nếu tiếp tục ở lại London. Nhiều công ty đang có kế hoạch mở thêm chi nhánh tại 27 nước còn lại trong EU để có thể tiếp tục tiếp cận khách hàng trên khắp EU sau Brexit
EY cho biết ngân hàng đầu tư là nhóm tích cực nhất, 45% số ngân hàng đầu tư ở Anh đã tuyên bố kế hoạch di chuyển việc làm hoặc trụ sở ra nước ngoài.
Ngược lại, chỉ có 27% số công ty bảo hiểm và 23% số công ty quản lý quỹ công khai tuyên bố kế hoạch Brexit của họ.
"Cơ cấu tổ chức càng phức tạp, thời gian xây dựng kế hoạch ứng phó càng lâu", Omar Ali - giám đốc dịch vụ tài chính Anh tại EY cho biết.
Tuy nhiên hầu hết các công ty vẫn muốn duy trì trụ sở của họ ở Anh và chỉ di chuyển những nguồn lực cần thiết để duy trì chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng của họ.
"Điều đó đã chứng minh một thực tế rằng hệ sinh thái tài chính của Anh là đơn nhất và không thể thay thế bằng bất kỳ một nơi nào khác ở liên minh châu Âu", ông Ali nói.
Kể từ khi người dân Anh bỏ phiếu rời EU vào năm ngoái, không ít thành phố ở EU bày tỏ mong muốn thu hút các công ty dịch vụ tài chính ở Anh di chuyển việc làm và trụ sở đến đó. Frankfurt thể hiện là ứng viên sáng giá nhất bên cạnh những cái tên khác như Paris, Dublin, Luxembourg và Amsterdam.
Tuần trước, CEO của Goldman Sachs đã cảnh báo rằng London "sẽ bị sa lầy" và có thể sẽ mất đi vai trò trung tâm tài chính của thế giới vì Brexit. Nhưng ông dự đoán London sẽ vẫn trụ sở lớn nhất của Goldman trong vòng 10 năm tới.
Giám đốc ngân hàng đầu tư thuộc JPMorgan tuần trước cho biết phía này sẽ di chuyển hàng trăm người lao động ra khỏi UK nhằm đối phó với kế hoạch Brexit - điểm đến phân bổ ở Frankfurt, Dublin và Luxembourg.
Một báo cáo độc lập được công bố vào sáng ngày hôm qua của công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer cho biết những việc làm mà người Anh đánh mất sẽ được phân bổ rải rác ở khắp châu Âu. Mọi kế hoạch ứng phó với Brexit không nhắm đến bất kỳ một quốc gia thành viên thị trường chung EU nào mà nó nhằm mục đích đến gần hơn với khách hàng khi London mất đi quyền tự do đi lại trong EU.
Một vài ngày trước, giám đốc cấp cao của Deutsche Bank cũng cảnh báo gần một nửa trong số 9000 nhân viên của ngân hàng Đức này tại Anh sẽ buộc phải di chuyển đến nơi khác - phần lớn là về trụ sở chính ở Frankfurt.