Hơn 600 triệu người Trung Quốc tình nguyện "cho không" thông tin cá nhân để sử dụng các dịch vụ của Alibaba
Để đổi lấy sự tiện lợi của các dịch vụ Alibaba cung cấp, người dân Trung Quốc vẫn chấp nhận tiết lộ thông tin cá nhân cho họ.
- 14-01-2019Mặc Trade War, Trung Quốc tuyên bố thặng dư thương mại với Mỹ cao kỷ lục năm 2018 khiến sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Á
- 11-01-2019Elon Musk ăn lẩu ở Bắc Kinh, được Thủ tướng ưu ái cấp thẻ xanh cho phép định cư vĩnh viễn tại Trung Quốc
- 08-01-2019Tiền mặt và thẻ tín dụng bị soán ngôi, người Trung Quốc đi chợ cũng phải sử dụng smartphone để thanh toán
Tập đoàn thương mại điện tử của Trung Quốc - Alibaba, hiện đang âm thầm xây dựng toàn bộ phạm vi của kinh tế dựa trên các phương thức thanh toán bằng smartphone và các dịch vụ của họ.
Từ các hoạt động mua sắm trực tuyến, các cửa hàng tạp hoá, dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khoẻ, gã khổng lồ này đang khai thác ngày càng nhiều dịch vụ ảnh hưởng đến các khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, để đổi lấy sự tiện lợi mà công ty này cung cấp, rất nhiều người dùng đang "cho không" thông tin cá nhân của mình theo những cách chưa từng có.
Hơn nữa, một trong số những dữ liệu người dùng đó, bao gồm lịch sử mua hàng, sở thích cá nhân và xác thực sinh trắc học, có thể được chính phủ truy cập và ngày càng trở thành mối bất đồng ngày càng lớn đối Mỹ.
Alibaba đã phát triển những chiếc máy thanh toán tự động, được sử dụng ở nhiều nhà hàng, cửa hiệu. Những chiếc máy này lưu trữ dữ liệu để xác thực sinh trắc học, chẳng hạn như dữ liệu nhận dạng khuôn mặt. Công ty hiện đang nắm giữ dữ liệu của khoảng 600 triệu người, bao gồm lịch sử mua hàng, nền tảng giao dịch, thông tin về các lần đến bệnh viện và đơn thuốc của người dùng. Gã khổng lồ thương mại điện tử này cũng là công ty đi đầu trong phát triển các công nghệ như trí tuệ nhân tạo.
Công ty này cũng thiết lập điểm tín dụng cho người dùng theo một hệ thống có tên Sesame Credit, điểm sẽ tăng trong trường hợp người dùng sở hữu một chiếc xe hơi hoặc thẻ tín dụng của họ có điểm tín dụng cao. Điểm càng cao, người dùng sẽ được hưởng càng nhiều ưu đãi. Ngoài ra, các mức điểm này cũng được nhiều nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng để kiểm tra về sơ yếu lí lịch và các gia đình dùng để tìm kiếm các "mối" kết hôn.
Mô hình công nghệ FashionAI của Alibaba hiển thị thông tin chi tiết của sản phẩm trên gương.
Bất chấp những hệ luỵ mà hệ thống như thế này mang lại, số lượng người Trung Quốc sử dụng, thậm chí phụ thuộc, các dịch vụ của Alibaba ngày càng tăng vì sự tiện lợi họ nhận được. Một ví dụ là siêu thị Hema, nơi giao hàng cá và hoa quả tươi trong vòng 30 phút kể từ khi nhận đơn đặt hàng trên điện thoại thông minh, với điều kiện khách hàng ở cách siêu thị khoảng 3km. Một công ty tư vấn bất động sản ở tỉnh Tứ Xuyên cho biết giá căn hộ chung cư có thể tăng 10% chỉ vì nằm quanh phạm vi đó.
Tổng số tiền thanh toán được thực hiện qua smartphone ở Trung Quốc ước tính rơi vào khoảng 160 nghìn tỷ NDT (23,4 tỷ USD) trong năm 2018, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Một số cửa hàng còn từ chối thanh toán bằng tiền mặt, gây bất lợi cho một số đối tượng tiêu dùng. Bởi vây, chính phủ đã chỉ thị 600 nhà bán lẻ, gồm Hema, chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt.
Trong thời gian các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ đang ở thời kỳ thịnh vượng thì Alibaba thậm chí còn có những bước tiến xa hơn. Gần đây, cổ phiếu của công ty này sụt giảm khiến mức vốn hoá giảm 30% so với mức đỉnh, nhưng vốn hoá thị trường của Alibaba đạt mốc 500 tỷ USD chỉ sao 3,5 năm sau khi niêm yết. Trong khi đó, Amazon phải mất đến 20 năm để đạt được thành tích tương tự.
Nhà sáng lập và chủ tịch của Alibaba, Jack Ma, đã được chính quyền Trung Quốc ca ngợi là "nhà đổi mới sáng tạo kinh tế số" tại buổi lễ hôm 18 tháng 12, kỷ niệm 40 năm cải cách kinh tế. Đây là một dấu hiệu cho thấy Alibaba có ảnh hưởng rất lớn đối với Bắc Kinh
Khách hàng sử dụng smartphone để thanh toán tại một siêu thị liên kết với Alibaba.
Chính quyền Trung Quốc rất quan tâm đến lượng thông tin cá nhân khổng lồ mà Alibaba nắm giữ. Hồi tháng 6 năm 2018, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã ra mắt Nets Union Clearing Corp., một nền tảng thanh toán bù trừ cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến, hợp tác với Alibaba và các công ty công nghệ khác. Một quan chức của PBOC cho biết nền tảng này giúp ngân hàng trung ương theo dõi dòng tiền theo thời gian thực.
Hơn nữa, Alibaba triển khai thiết bị giám sát tại các thành phố, hợp tác với lực lượng an ninh. Chỉ riêng tại Hàng Châu, các thiết bị này phân tích hình ảnh từ hơn 4500 camera an ninh cho cảnh sát.
Bất chấp những lo ngại từ cộng đồng quốc tế, các công ty Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm theo chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo. Năm 2017, Trung Quốc ban hành Luật Tình báo Quốc gia yêu cầu các công ty và cá nhân phải cung cấp thông tin cá nhân cho chính quyền, khiến WTO phải thiết lập các quy tắc quốc tế, trong đó có lệnh cấm kiểm duyệt dữ liệu của các quốc gia.