Vừa đính hôn xong thì vợ bỏ đi mất, chú rể chịu lỗ 30% bán nhẫn cưới kim cương, tình cờ nghĩ ra kế kinh doanh độc đáo, thu về tiền tỷ dễ dàng
Nỗi đau chia lìa trong quá khứ lại trở thành bước đệm để Opperman nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo và nhanh chóng thành công.
- 10-04-2023Bỏ việc đi mở quán trà sữa, kỹ sư IT ngã đau 2 lần, ôm nợ tiền tỷ: Kinh doanh đồ uống không dễ kiếm tiền
- 10-04-2023Anh em tốt hùn hạp kinh doanh, 1 tháng sau bất đồng, đòi cả vốn lẫn lời: Tôi ngộ ra bài học nhớ đời khi hợp tác với người thân
- 08-04-2023Đầu tư hơn 2 tỷ đồng mở quán trà sữa nhượng quyền, tôi lỗ to sau 5 tháng, mất trắng số tiền 10 năm dành dụm: Kinh doanh để làm giàu không hề dễ
Josh Opperman là nhà đồng sáng lập I Do Now I Don't, một nền tảng kết nối người mua và người bán nhẫn đính hôn đã qua sử dụng (còn mới) và các phụ kiện cưới khác.
Opperman xây dựng I Do Now I Don't từ trải nghiệm đau buồn của bản thân mình. Sau ba tháng đính hôn, Josh Opperman cảm thấy mọi thứ dường như sụp đổ khi hôn thê của mình bỏ đi không lời từ biệt. Những gì vị hôn thê của anh để lại là chiếc nhẫn đính hôn tuyệt đẹp mà anh đã phải làm việc rất chăm chỉ để mua được. Những nỗ lực trả lại nhẫn cưới cho cửa hàng của Opperman đều không thành. Cuối cùng, anh phải chấp nhận một đề nghị mua lại thấp đến nực cười từ nơi bán nhẫn ban đầu: Bán lại chiếc nhẫn giá 10.000 USD cho chính nhà sản xuất với giá chỉ 3500 USD.
Thế rồi trải nghiệm này khiến Opperman suy nghĩ về những lỗ hổng lớn trong thị trường bán lại trang sức cưới và những cơ hội kinh doanh rõ ràng. Như anh ấy nói: "Thay vì tức giận, tôi quyết định hòa vốn, và đó là lúc tôi ra mắt I Do Now I Don’t."
"Tôi nảy ra ý tưởng này sau khi vị hôn phu cũ của tôi tự ý phá vỡ hôn ước. Tất cả những gì tôi còn lại là chiếc nhẫn đính hôn mà tôi không còn muốn sở hữu. Tuy nhiên, tôi rất thất vọng khi phát hiện ra rằng nhiều cửa hàng không chấp nhận những khoản hoàn trả như vậy và sẽ đưa ra đề nghị mua lại chỉ bằng một phần nhỏ so với số tiền ban đầu đã trả cho chiếc nhẫn. Tôi kết luận rằng nên có một cách tốt hơn và an toàn hơn để bán nhẫn đính hôn kim cương. Vì vậy, với sự giúp đỡ của chị gái, Mara, chúng tôi đã cho ra mắt IDoNowIDont.com", Oppermans chia sẻ.
Với quyết tâm phát triển và mở rộng quy mô để mọi người mua và bán nhẫn đính hôn đã sở hữu trước đó (và sau này là các phụ kiện cưới khác), anh đã hợp tác với chị gái của mình và khởi xướng một chuỗi sự kiện không qua trung gian nào. Nhà Oppermans đã dàn xếp ở một mức giá khởi điểm công bằng cho cả người mua và người bán: trung bình khoảng 50% giá trị được thẩm định ban đầu, và I Do Now I Don't lấy một phần nhỏ hoa hồng cho mỗi thương vụ.
Ngay khi ra mắt, I Do Now I Don't đã gây tiếng vang lớn và mở rộng không ngừng. Năm 2015, công ty đã thực sự biến thành một đế chế bán lại đồ trang sức.
Giờ đây, I Do Now I Don’t tổ chức gần 2 triệu lượt bán hàng với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD mỗi năm. Opperman vẫn tham gia vào các hoạt động hàng ngày của công ty với vai trò là đối tác cấp cao trong quỹ tài chính kim cương của DELGATTO.
Với Oppersmans, việc bắt kịp xu thế rất quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả khi luôn cập nhật các xu hướng/công nghệ mới nhất trong lĩnh vực của mình, anh vẫn luôn duy trì mô hình kinh doanh cốt lõi và liên tục mở rộng những thứ mình cung cấp và tăng thêm giá trị cho nó.
"Tôi đã học được rằng thành công được đo lường không phải bởi vị trí mà một người đạt được trong cuộc sống, mà bởi những trở ngại mà anh ta đã vượt qua khi cố gắng đạt được thành công", vị doanh nhân chia sẻ.
Về đời tư, Opperman hiện đã kết hôn và có con. "Tôi chắc chắn sẽ không thay đổi bất cứ điều gì.... Tất nhiên tôi sẽ không thể kinh doanh thành công như hiện tại nếu điều đó không xảy ra trong quá khứ."
Nhịp sống thị trường