Hồng giòn vào vụ ăn không hết, mẹ Việt ở Mỹ treo khô gửi biếu người thân trong nước, dùng cả năm vẫn giữ nguyên hương vị
Khi hồng vào vụ, chị Trang luôn mày mò tìm hiểu để làm các món từ hồng như ăn tươi, ăn kèm salad, làm sinh tố, làm nước ép, làm mứt ăn sáng, làm thành kem và đặc biệt là treo lên làm hồng khô.
- 11-09-2021Ăn bưởi xong chớ vứt vỏ, hãy tận dụng để làm 4 điều này: Vừa làm món ăn vừa có thể làm chất tẩy rửa, chống côn trùng
- 10-09-2021Ai thích ăn quả hạch như quả mơ, mận... cũng cần biết: hạt quả hạch không phải là món ăn cho sướng miệng!
- 06-09-20215 điều cấm kỵ khi ăn thịt chim bồ câu, ai biết rồi cần tránh ngay kẻo sinh độc hoặc làm lãng phí dinh dưỡng món ăn
Chị Nguyễn Thu Trang quê gốc ở Hải Phòng theo chồng sang định cư ở bang California, Mỹ. Chị chia sẻ khu vực gia đình chị sinh sống, thời tiết khí hậu được coi là tốt nhất nước Mỹ nên cây cối rất dễ sinh sôi phát triển.
Chị Trang bên tổ ấm hạnh phúc của chị ở ở bang California, Mỹ
Đặc biệt cả hai vợ chồng chị Trang đều yêu thích công việc trồng cây nên sau cưới vợ chồng chị đã làm một khu vườn cây ăn quả ở sau nhà để vợ chồng cùng chăm sóc sau mỗi ngày làm việc vất vả.
"Vợ chồng mình không phải trồng tất cả các cây cùng 1 lượt mà mỗi năm, mỗi dịp kỉ niệm lại trồng thêm 1 loại. Quay đi quay lại đã 15 năm, giờ khu vườn của hai vợ chồng hầu như đã đầy đủ các loại cây ăn trái. Mùa nào thức nấy lần lượt thay nhau ra trái quanh năm", chị Trang kể.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây của mình, chị Trang cho hay, vợ chồng chị thường trồng cây vào đầu mùa xuân, tầm tháng 1-2 dương lịch thì đặt cây xuống. Khu vực chị ở khí hậu tốt nên không cần mất quá nhiều công chăm sóc. Vợ chồng chị Trang tự ủ phân bón bằng phân gà nhà nuôi và cỏ (cắt ở sân trước nhà). Thỉnh thoảng bón cho cây mỗi năm 1- 2 lần là được. Nước thì nhà chị lắp hệ thống tưới tự động nên rất tiện.
Mỗi khi vào mùa thu hoạch quả, gia đình ăn không hết chị Trang sẽ hái đem tặng cho hàng xóm xung quanh, hoặc tổ chức các buổi liên hoan ở vườn rồi gọi bạn bè tới tự hái
Đặc biệt công việc của chồng chị dù rất bận nhưng anh luôn xếp sắp thời gian để cùng vợ chăm sóc khu vườn ăn trái của gia đình. Cả anh với chị đều coi khu vườn là món quà tinh thần của gia đình vừa để khi có thời gian vợ chồng con cái lại cùng nhau chăm bón cho các loại cây.
Chị Trang cho hay, vì trong vườn nhà chị trồng đủ các loại cây, mỗi khi vào mùa thu hoạch quả, gia đình ăn không hết chị sẽ hái đem tặng cho hàng xóm xung quanh, hoặc tổ chức các buổi liên hoan ở vườn rồi gọi bạn bè tới tự hái. Phần dư lại chị sẽ làm mứt, phơi hoặc sấy khô để gửi tặng cho gia đình và bạn thân ở khắp mọi nơi.
Chị Trang cho biết chị rất thích hồng nên trong vườn chị trồng khá nhiều. Khi hồng vào vụ, chị luôn mày mò tìm hiểu để làm các món từ hồng như ăn tươi, ăn kèm salad, làm sinh tố, làm nước ép, làm mứt ăn sáng, làm thành kem và đặc biệt là treo lên làm hồng khô.
Theo như chị Trang thì làm hồng khô không khó nhưng để có được những trái hồng khô đặc biệt ngon và đẹp mắt thì cần tỉ mẩn, mất tương đối nhiều công. Tất nhiên với những người đã có nhiều kinh nghiệm làm hồng khô thì thành phẩm làm ra sẽ ngon, chất lượng hơn rất nhiều.
"Mình làm hồng khô từ trái hồng giòn, giống Fuju của Nhật. Chọn những quả chín già có màu cam đậm nhưng vẫn còn cứng tay. Hồng già vỏ đậm màu thì khi phơi xong sẽ được màu vàng hực, không bị thâm đen.
Đầu tiên mình rửa qua nước cho quả hồng đi hết bụi bẩn, sau đó gọt vỏ, nhúng qua rượu và đem phơi. Mới nghe qua có vẻ đơn giản nhưng công việc này lại đòi hỏi có chút kinh nghiệm để hồng không bị mốc. Nếu là hồng treo thì ta không nên gọt vỏ gần sát với cuống. Gọt vỏ vào sâu phía trong sẽ bị cuống hồng che khất nắng, dễ gây mốc ở phần đầu.
Vậy nên khi gọt chúng ta hãy chừa lại 1 vòng vỏ ở ngay cuống hồng, thế là yên tâm nhúng rượu, đem hồng treo lên. Treo hồng cũng cố gắng đừng để các quả hồng bị chạm vào nhau hoặc bị chạm vào dây treo bởi mốc cũng ở những chỗ va nhau mà ra.
Khi hồng bắt đầu 'đổ mồ hôi', bóp nhẹ thấy hơi mềm xuống là lúc quả hồng lại đường. Lúc này chúng ta sẽ đeo găng tay hoặc rửa tay thật sạch rồi mát xa hồng. Nắn bóp nhẹ nhàng đều khắp quả hồng. Kiểm tra xem có quả nào ẩm ướt do lại đường nhiều quá không. Mình thường sẽ nhúng thêm 1 lần rượu vào lúc này nữa cho chắc ăn là không bị mốc. Mình cũng đổi chỗ giữa các dây treo để các quả hồng phơi phía trong cùng được hưởng đủ nắng/gió.
Phơi được khoảng 12 ngày nắng thì hồng sẽ mềm nhũn mong manh rất dễ bị thủng lớp vỏ dai dai bên ngoài. Khi kiểm tra hồng, chúng ta nhớ dịu dàng nhẹ tay. Bạn nào sốt ruột muốn ăn ngay thì đây là lúc hạ hồng xuống thưởng thức được rồi đó. Hoặc là chọn tiếp tục phơi thêm cho tới khi hồng khô hoàn toàn. Mất khoảng 3 - 4 tuần để được hồng khô tự nhiên.
Mình thì thích hồng khô, nhưng phải mềm và dẻo. Đặc biệt là bên trong phải có lớp mật trong khe dẻo như mạch nha nên ở ngày thứ 12, mình sẽ đem hồng đi sấy gió. Mình dùng máy sấy hồng với chế độ quạt gió, nhiệt độ thấp khoảng 35 độ C (95 độ F). Sấy nhiệt thật thấp trong 2 ngày. Hồng ra lò còn ấm tay, ăn ngay là tuyệt nhất.
Chị Trang đóng gói hồng gửi tặng người thân và ghi lời nhắn nhủ mọi người cách sử dụng, bảo quản hồng
Mình để hồng nguội lại rồi chia thành từng bịch và hút chân không. Như thời tiết bên này khô ráo thì cứ để trong bịch như vậy cả năm cũng vẫn dẻo và ngon. Còn thời tiết bên Việt Nam ẩm hơn thì khi gửi tặng mình sẽ nhắc mọi người cất trong ngăn mát tủ lạnh cho yên tâm", chị Trang chia sẻ kinh nghiệm phơi hồng khô của mình.
Ảnh: NVCC
Nhịp sống Việt