Hồng Kông đang hỗn loạn vì biểu tình nhưng vì sao Alibaba lại chọn niêm yết ở đây, ngay tại thời điểm này?
Thương vụ niêm yết lần hai sẽ giúp Alibaba thu về ít nhất 12 tỷ USD - khoản tiền chào bán cổ phiếu ở Hồng Kông lớn nhất trong gần 1 thập kỷ, và giúp thị trường này thu hút thêm dòng vốn trong bối cảnh biểu tình căng thẳng.
- 15-11-2019Alibaba: "Tương lai của Hồng Kông vẫn rất tươi sáng"
- 13-11-2019Lazada, Shopee "kiếm đậm", mở rộng vị thế trên thị trường nhờ ăn theo Lễ Độc thân của Alibaba
- 12-11-2019Ngày cô đơn, Alibaba trở thành 'người cô đơn’: Tự lập rồi tự phá kỷ lục của chính mình, thu về 38,4 tỷ USD chỉ sau 24 giờ bán hàng, đối thủ không ai theo kịp!
"Gã khổng lồ" ngành thương mại điện tử Trung Quốc đã có một đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay tại Phố Wall vào 5 năm trước và đưa vốn hoá thị trường lên tới 450 tỷ USD. Vậy thì, tại sao họ lại đang tìm cách huy động thêm hàng tỷ USD ở Hồng Kông - nơi đang hứng chịu cảnh bất ổn trong suốt vài tháng vừa qua? Gọi thêm vốn không phải là mục tiêu duy nhất.
1. Tại sao Alibaba niêm yết lần hai?
Về cơ bản, thương vụ này sẽ giúp họ thu về ít nhất 12 tỷ USD - khoản tiền chào bán cổ phiếu ở Hồng Kông lớn nhất trong gần 1 thập kỷ, và bằng khoảng 1 nửa tổng số vốn huy động được ở New York. Alibaba cho biết họ sẽ sử dụng số vốn mới huy động này để thúc đẩy sự tham gia của người dùng, cải thiện hiệu quả điều hành và chi trả cho chi phí đổi mới liên tục, theo các điều khoản của thương vụ này.
Ngoài ra, Alibaba đang nỗ lực duy trì đà tăng trưởng khi động lực thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ và nước này đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hơn nữa, các quỹ đầu tư sẽ giúp Alibaba có thêm động lực tài chính để cạnh tranh với các đối thủ trong nước.
2. Tại sao Alibaba lựa chọn Hồng Kông?
Có rất nhiều lý do. Việc niêm yết ở thị trường gần quê nhà sẽ giúp hoàn thành mục tiêu lâu dài của nhà đồng sáng lập Jack Ma. Nhà đầu tư ở đại lục sẽ dễ dàng hơn khi mua và bán cổ phiếu Alibaba. Niêm yết ở Hồng Kông sẽ làm hài lòng các quan chức Bắc Kinh - những người đã chứng kiến rất nhiều công ty trong nước đổ xô ra thị trường nước ngoài huy động vốn.
Quan trọng hơn có lẽ là, đợt IPO "bom tấn" của một trong những công ty thành công nhất đại lục sẽ lấy lại lòng tin của nhà đầu tư với tương lai của trung tâm tài chính toàn cầu - vốn đang chìm trong khó khăn.
Cuối cùng, việc bán cổ phần tại Hồng Kông có thể giúp Alibaba đối chọi với rủi ro ngày càng gia tăng khi Washington tăng cường giám sát các công ty Trung Quốc - có thể sẽ yêu cầu họ phải huỷ niêm yết tại Mỹ.
3. Alibaba niêm yết có đúng thời điểm?
Không hẳn là thời điểm tốt, khi thành phố này đang chứng kiến bất ổn gây áp lực lên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Alibaba niêm yết ở Mỹ đã tăng 1/3 trong năm nay, tính theo giá đóng cửa phiên 14/11, và gần chạm mức cao nhất mọi thời đại. Và đây sẽ là một dấu mốc cho giá cổ phiếu ở Hồng Kông.
4. Tại sao trước đây Alibaba không niêm yết ở Hồng Kông?
Năm 2014, họ có kế hoạch ở Hồng Kông, cho biết đây hiển nhiên là lựa chọn hàng đầu bởi hầu hết hoạt động kinh doanh của họ đều diễn ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một đề xuất về việc cho phép họ sở hữu cổ phiếu đa quyền đã bị bác bỏ. Năm ngoái, quy định này đã được nới lỏng ở Hồng Kông để thu hút các công ty công nghệ tiềm năng chọn nơi này thay vì Mỹ - trong đó có Meituan Dianping và Xiaomi. Hồi tháng 10, các sàn Thượng Hải và THâm Quyến đã sửa đổi một số quy tắc, cho phép nhà đầu tư đại lục mua cổ phiếu đa quyền tại Hồng Kông.
5. Alibaba sẽ rời bỏ thị trường Mỹ?
Hoàn toàn không. Đây được gọi là đợt niêm yết lần hai. Trong hồ sơ gửi lên SEC, Alibaba cho biết sàn NYSE vẫn là địa điểm niêm yết chính. Niêm yết ở hai thị trường này sẽ giúp các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu cả ngày, nhờ múi giờ xa nhau.
6. Ý nghĩa đối với ngành công nghệ?
Hoạt động kinh doanh của Alibaba đã cho thấy họ có khả năng hồi phục mạnh hơn đối thủ Tencent, trong bối cảnh triển vọng kinh tế mù mờ. Thế nhưng, cuộc cạnh tranh đang "nóng" dần lên. Thành công trong thương vụ IPO lần này sẽ giúp Alibaba có thể chi trả cho cuộc chiến đầy tốn kém với Tencent và Baidu trong lĩnh vực điện toán đám mây và giải trí, với Meituan trong lĩnh vực giao thực phẩm và di chuyển, với tất cả các công ty khác về hoạt động đầu tư vào các start-up triển vọng, cuối cùng là nâng thị phần. Hơn nữa, Alibaba còn có thể thu hút dòng vốn của nhà đầu tư từ những đối thủ này.
7. Ý tưởng này đến từ đâu?
Hiện tại, đó là Daniel Zhang - chủ tịch mới của Alibaba. Ông đang chú trọng vào kế hoạch phát triển công ty vượt ra ngoài phạm vi châu Á và tiếp cận các thị trường lân cận, với logistics và bán lẻ truyền thống.
8. Sàn Hồng Kông được hưởng lợi như thế nào?
Một thương vụ niêm yết "bom tấn" và cái tên lớn như Alibaba có thể thu hút nhà đầu tư và tăng thanh khoản giao dịch cho HKEC - vừa chứng kiến lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm sau khi thất bại trong thương vụ thâu tóm sàn London hồi tháng 9.
9. Alibaba sẽ làm gì?
Alibaba dự kiến bắt đầu giao dịch vào ngày 26/11 và ngay lập tức sẽ gây thách thức lớn cho Tencent với danh hiệu "doanh nghiệp niêm yết lớn nhất ở Hồng Kông". Cổ phiếu được giao dịch với mã "9988" (. Công ty cho biết họ sẽ bán 500 triệu cổ phiếu, với 12,5 triệu cho các nhà đầu tư cá nhân với mức giá giới hạn là 188 HKD (24 USD). Ngoài ra, Alibaba còn đưa ra quyền chọn "greenshoe", cho phép bán thêm 75 triệu cổ phiếu nếu nhu cầu được đảm bảo.
Tham khảo Bloomberg