Hợp tác Việt Nam – Thái Lan: Cơ hội bứt phá cho các doanh nghiệp fintech
Việc Thủ tướng Chính phủ ủng hộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở rộng hợp tác với Ngân hàng Trung ương Thái Lan trên lĩnh vực thanh toán điện tử đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp fintech Thái Lan đang hoạt động tại Việt Nam.
Mở rộng hợp tác Việt Nam – Thái Lan trong thanh toán điện tử
Thái Lan hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 17,3 tỷ USD năm 2018 và mục tiêu đạt 20 tỷ USD trong năm 2020. Thái Lan nằm trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam và top 3 trong khu vực ASEAN với tổng vốn đăng ký đạt hơn 8 tỷ USD.
Tại Hội nghị song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đoàn lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Thái Lan dẫn đầu bởi Thống đốc Veerathai Santiprabhob, Thủ tướng nêu rõ quan điểm tin tưởng quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, ủng hộ mở rộng hợp tác song phương nhất là trên lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển fintech và các mô hình thanh toán mới. Các kiến nghị của Ngân hàng Trung ương Thái Lan đều được Chính phủ Việt Nam cân nhắc để có giải pháp giải quyết phù hợp lợi ích đôi bên.
Thống đốc Veerathai Santiprabhob cho rằng sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay sẽ là động lực thúc đẩy thanh toán điện tử tại Việt Nam hướng tới xã hội không dùng tiền mặt. Thái Lan sẵn sàng chia sẻ mọi kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu hợp tác của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước về kết nối tài chính cũng như các dịch vụ ngân hàng khác.
Thống đốc NHNN và Thống đốc NHTW Thái Lan ký Biên bản ghi nhớ
Ngay sau Hội nghị này, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng và Thống đốc NHTW Thái Lan Veerathai Santiprabhob đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin trong lĩnh vực thanh tra, giám sát ngân hàng và Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính.
Đối tác lớn, đáng tin cậy tại Việt Nam!
Thái Lan là quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt lớn nhất tại ASEAN, chiếm 67%. Theo nghiên cứu của Nomura, ví điện tử TrueMoney, một thành viên thuộc một tập đoàn Charoen Pokphand (CP Group) của Thái Lan, là 1 trong 3 công ty Fintech được đánh giá cao nhất, dẫn dắt thị trường ASEAN. Tập đoàn CP Group đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Thái Lan 4.0, thúc đẩy Thái Lan trở thành trung tâm công nghệ số của khu vực với dự án đầu tư xây dựng True Digital Park. Đây được coi là tổng hành dinh của thành phố thông minh trong tương lai, nơi sẽ hỗ trợ các dịch vụ về công nghệ, khởi nghiệp, giúp Chính phủ Thái Lan hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo có ích cho xã hội.
Tại Thái Lan, TrueMoney là ví điện tử số 1, dẫn đầu thị trường với khoảng 19,8 triệu khách hàng. TrueMoney đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy thay đổi thói quen dùng tiền mặt thanh toán của người tiêu dùng trong vài năm gần đây.
TrueMoney là ví điện tử số 1 tại Thái Lan
Với sự đầu tư tài chính và hỗ trợ nguồn lực của CP Group, tập đoàn Thái Lan đa ngành hàng đầu thế giới, TrueMoney đã vươn ra mở rộng thêm hoạt động tại Myanmar, Campuchia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. TrueMoney, nền tảng cung ứng các dịch vụ thanh toán và tài chính sáng tạo online và offline, đã trở thành một thương hiệu quen thuộc và được hơn 40 triệu người dùng tín nhiệm.
Chính thức đi vào hoạt động từ 2017, TrueMoney Việt Nam đã và đang phục vụ hơn 5 triệu khách hàng với các dịch vụ off-line qua hệ thống hơn 4,000 đại lý tại các tỉnh thành ở Việt Nam và tính năng đa dạng trên nền tảng ứng dụng online từ nạp tiền điện thoại, chuyển tiền miễn phí, thanh toán hóa đơn và các dịch vụ tiện ích khác như mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn hay dịch vụ mua hộ vé Vietlott.
Bà Vũ Phương Nga, Giám đốc Khối Kinh doanh Ví điện tử TrueMoney Việt Nam cho biết tốc độ tăng trưởng của người dùng smartphone nhanh hơn các dịch vụ tài chính ngân hàng. Một báo cáo gần đây của PwC cũng đồng tình khi công bố số lượng người thực hiện thanh toán bằng ví điện tử tại các cửa hàng ở Việt Nam đang tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ trung bình khu vực ASEAN, từ 37% năm 2018 lên 61% năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu tài khoản ngân hàng với người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn 31% (theo báo cáo do Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố). Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng sẵn sàng sử dụng thanh toán di động, từ đó mở ra nhiều cơ hội lớn cho phân khúc này trong năm 2019-2020.
Đại diện TrueMoney cũng đưa ra 3 yếu tố quan trọng giúp theo kịp cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Fintech: thứ nhất là mô hình kinh doanh đủ lớn để có thể nhân rộng và phát triển mạnh tại Đông Nam Á; thứ 2 là sự hậu thuẫn hùng mạnh của những nhà đầu tư, tập đoàn lớn; và thứ 3 là có hệ sinh thái đủ rộng lớn với các dịch vụ đa dạng để Fintech dễ dàng hỗ trợ và có "đất diễn". Có thể thấy TrueMoney là công ty fintech hội tụ đủ 3 lợi thế cạnh tranh nhằm giúp họ đứng vững và nổi bật tại thị trường Việt Nam. TrueMoney Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều bứt phá trong thời gian tới, giúp ghi dấu Việt Nam vào bản đồ fintech toàn cầu.