MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HoREA: Bất động sản 2021 chưa có nguy cơ đóng băng hay xuất hiện 'bong bóng'

19-01-2021 - 16:31 PM | Bất động sản

HoREA: Bất động sản 2021 chưa có nguy cơ đóng băng hay xuất hiện 'bong bóng'

HoREA cho rằng thị trường vẫn phục hồi và tăng trưởng do sức mua và tổng cầu nhà ở có khả năng thanh toán vẫn cao. Các nhân tố thúc đẩy thị trường như nhiều chính sách đồng bộ, cơ chế hỗ trợ thị trường, nhu cầu nhà ở người dân tăng...

HoREA chỉ ra các nhân tố tác động đến sự phục hồi thị trường như định hướng của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm, 10 năm tới. Năm 2021 là năm đầu nhiệm kỳ, cũng là năm đầu của kế hoạch 2021 - 2025, Hiệp hội cho rằng chắc chắn sẽ tạo được xung lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trong đó có thị trường BĐS.

Theo Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), thị trường BĐS cả nước và TP HCM trong 2021 vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng trở lại, chưa có tình trạng 'đóng băng' hay 'bong bóng' do sức mua và tổng cầu nhà ở có khả năng thanh toán vẫn cao. Phân khúc nhà ở có giá vừa túi tiền (bao gồm nhà ở thương mại có giá trung bình, nhà ở thương mại có giá thấp, nhà ở xã hội) sẽ giữ vai trò chủ đạo của thị trường.

Ngoài ra, một số cơ chế chính sách mới có tính đồng bộ, liên thông cũng được ban hành. Quốc hội đã thông qua nhiều dự án luật trong năm 2020, trong đó, Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), kết hợp sửa đổi một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 1/1. Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định số 148 có hiệu lực từ 8/2 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, tháo gỡ vướng mắc đất công nằm xen kẽ trong dự án đầu tư nhà ở.

Trong quý I, dự kiến Chính phủ sẽ ban hành các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 và hoàn thiện cơ chế chính sách để đẩy mạnh công tác xây dựng lại các khu nhà chung cư cũ kết hợp với chỉnh trang khu vực đô thị; chỉnh trang di dời nhà trên và ven kênh rạch; phát triển mạnh mẽ nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp; tăng cường hiệu quả công tác quản lý vận hành nhà chung cư; tháo gỡ các vướng mắc để vận hành trở lại các dự án đầu tư, dự án nhà ở có liên quan đến sử dụng quỹ đất do sắp xếp lại trụ sở cơ quan, di dời nhà xưởng ô nhiễm… sẽ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tại TP HCM, lực hồi phục và tăng trưởng đến từ các động lực như thành lập TP Thủ Đức, các công trình giao thông trọng điểm đưa vào sử dụng trong 2021, đề án chuyển đổi 4 trên 5 huyện thành quận trong 10 năm tới... Đồng thời, Chính phủ cho phép TP HCM được chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị, nhà ở giai đoạn 2016-2020...

Một yếu tố khác là nhu cầu nhà ở tại TP HCM ngày càng cao trong khi dân số tăng đều 1 triệu người sau 5 năm.

Theo Khổng Chiêm

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên