HSBC cho rằng Việt Nam, Philippines và Thái Lan chưa siết chính sách tiền tệ cho đến năm 2023
Ảnh: GettyImages
Theo HSBC, các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ quan tâm nhiều hơn đến chính sách tài khóa.
Ngân hàng HSBC mới đây công bố báo cáo "ASEAN Perspectives: Accessing the Damage" trong đó đưa ra nhiều nhận xét về tình hình dịch Covid-19 cũng như ảnh hưởng của tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế các nước trong khu vực.
Theo HSBC, đã có lúc ngân hàng không lo ngại về các áp lực lạm phát tại khu vực Đông Nam Á. Các biện pháp hạn chế đã gây tổn hại nặng nề lên nhu cầu. Tuy nhiên quan trọng hơn, áp lực giá thực phẩm đã giảm đi khi giá gạo và giá dầu nấu ăn giảm.
Tại Thái Lan, Philippines, Singapore, việc giá dầu Brent tăng đang đẩy giá hàng hóa bán lẻ tăng. Tuy nhiên tại Indonesia và Malaysia, trợ cấp trực tiếp và gián tiếp đang đẩy giá cả hàng hóa tăng. Điều này sẽ đồng nghĩa lạm phát sẽ vẫn đi ngang cho đến khi quá trình mở cửa nền kinh tế được nối lại trong khoảng thời gian còn lại hoặc nửa đầu năm sau.
Áp lực lạm phát giảm, HSBC cho rằng ngân hàng trung ương các nước trong khu vực sẽ vẫn duy trì chính sách như ở hiện tại. Ngân hàng trung ương Malaysia vẫn còn dư địa chính sách nhằm có thể ứng phó với các áp lực tăng trưởng suy giảm.
Tuy nhiên HSBC tin rằng khả năng này sẽ khó xảy ra: chính phủ Malaysia đã phát đi thông điệp rằng sẽ không còn quá quan tâm đến việc số ca nhiễm mới Covid-19 tăng nhằm tập trung vào kế hoạch phục hồi kinh tế.
Triển vọng tiêm vắc xin Covid-19 tốt đã cho phép ngân hàng trung ương Malaysia duy trì dự báo lạc quan.
Tại Philippines, theo HSBC, nhiều người đã nói đến khả năng sẽ có những đợt hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tuy nhiên chuyên gia HSBC tin điều này không cần thiết bởi xét đến việc hệ thống tài chính Philippines vốn đã ngập thanh khoản.
HSBC tin ngân hàng trung ương Singapore và Philippines sẽ bắt đầu quá trình thắt chặt chính sách vào quý 2/2022, Malaysia cũng sẽ hành động nhưng không muộn hơn thời điểm đó.
HSBC dự báo khả năng bình thường hóa chính sách tiền tệ tại Việt Nam, Philippines và Thái Lan khó xảy ra cho đến năm 2023, gần hơn với lộ trình siết chặt chính sách của Fed.
Theo HSBC, các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ quan tâm nhiều hơn đến chính sách tài khóa. Tính từ đầu năm nay, thâm hụt ngân sách tại Malaysia, Thái Lan và Philippines được dự báo đã tăng chóng mặt. Áp lực thâm hụt ngân sách kết hợp với triển vọng tăng trưởng suy giảm đang tạo ra nhiều nỗi lo về xếp hạng tín nhiệm.
Dưới đây là một vài nhận định tổng quan của HSBC:
Chính sách: Chuyên gia HSBC cho rằng thật may mắn khi mà áp lực lạm phát tại Đông Nam Á đã giảm đi. Giá cả một số loại thực phẩm chủ chốt ví như gạo đã giảm chóng mặt giúp bù lại cho chi phí năng lượng gia tăng. Cùng lúc đó, lạm phát do yếu tố cầu đã hạ mạnh. Ngoài ra, HSBC cũng không tin rằng sẽ không còn những đợt hạ lãi suất cơ bản. Chính sách tài khóa hiện vẫn đang được coi như phòng tuyến phòng thủ cuối cùng, thế nhưng những nỗi lo về xếp hạng tín nhiệm vẫn tiếp tục lớn dần.
Hồi phục: Triển vọng hồi phục phụ thuộc vào các xu thế tiêm chủng vắc xin Covid-19 sắp tới, cấu trúc xuất khẩu và dư địa chính sách tài khóa. Singapore và Malaysia có triển vọng hồi phục tốt nhất, theo quan điểm của HSBC, trong khi đó Thái Lan và Philippines vẫn còn đương đầu với vô vàn thách thức. Khi mà tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 tăng lên và rủi ro Covid-19 giảm đi, sự quan tâm của nhà đầu tư sẽ chuyển sang các cuộc bầu cử tại Malaysia và cuộc bầu cử Tổng thống tại Philippines.
Bizlive