MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Huawei đã tìm kiếm và tôi luyện nhân tài ở Việt Nam như thế nào?

06-12-2021 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Huawei đã tìm kiếm và tôi luyện nhân tài ở Việt Nam như thế nào?

Hơn 22 năm hoạt động và kinh doanh ở Việt Nam, Huawei đã tạo dựng được vị trí vững chắc tại thị trường hơn 90 triệu dân. Nhân tài là một trong những yếu tố đã giúp Huawei Việt Nam đi lên từ những bước đi chập chững.

Nhân tài như "khách hàng lớn" của công ty

Mới đây, tạp chí kinh doanh Forbes của Mỹ đã công bố danh sách những nhà tuyển dụng tốt nhất toàn cầu năm 2021. Trong danh sách này, Huawei xếp ở vị trí thứ 8. Và, Huawei cũng chính là nhà tuyển dụng tốt nhất ở Trung Quốc nhờ các gói lương thưởng cạnh tranh so với các công ty khác.

Tại Việt Nam, Huawei cũng là nhà tuyển dụng thu hút sự chú ý của các ứng viên tiềm năng.

Ghé thăm văn phòng Huawei Việt Nam vào thời điểm vừa kết thúc đợt giãn cách dài ở Hà Nội nhưng dường như những tác động từ đại dịch vẫn không làm guồng quay công việc ở Huawei chậm lại.

Gặp bà Luo Yang, Giám đốc nhân sự của Huawei Việt Nam, khi bà đang bận rộn với những cuộc hẹn phỏng vấn trực tuyến với các ứng viên. Tất bật và vội vã để tìm kiếm nhân sự xuất sắc nhất nhưng bà cũng đã có những chia sẻ về quan điểm của Huawei Việt Nam trong việc tìm kiếm và tôi luyện nhân tài cho công ty.

Huawei tuân thủ triết lý cơ bản là "Đánh giá cao vốn tài năng trước khi đánh giá cao vấn đề tài chính" và coi nhân tài là yếu tố then chốt tạo nên thành công lâu dài của công ty và là động lực cho sự phát triển lâu dài của hoạt động kinh doanh của Huawei.

Bà Luo cũng cho hay, Huawei tuân thủ khái niệm nhân tài "năng động, đa dạng và cởi mở". Tất cả nhân sự của Huawei có thể đóng góp giá trị xuất sắc trong ranh giới kinh doanh của công ty đều là những nhân tài mà công ty theo đuổi.

Trải qua nhiều năm ở vị trí tuyển dụng của Huawei, bà Lou Yang nhấn mạnh, nhân viên Huawei được nhìn nhận một cách toàn diện từ 4 chiều: đạo đức, giá trị, đóng góp và khả năng/kinh nghiệm. Trong đó, đạo đức là điểm mấu chốt cần phải tuân thủ. Tuân thủ luật pháp và đạo đức trong hoạt động kinh doanh của công ty là sự đảm bảo quan trọng cho sự phát triển lâu dài của Huawei.

Giá trị cốt lõi của Huawei lấy khách hàng làm trung tâm trở thành kim chỉ nam trong tất cả các bộ phận của công ty. Đối với bộ phận nhân sự, Huawei Việt Nam cũng đặt các giá trị cốt lõi "lấy khách hàng làm trung tâm và lấy đấu tranh làm trung tâm", và coi nhân sự như khách hàng của mình nhằm đưa ra những chính sách khích lệ, truyền cảm hứng cho nhân viên để đảm bảo dẫn dắt công ty đến thành công lâu dài.

Trong suốt 23 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đề cao việc "định hướng kết quả trách nhiệm" thông qua việc động viên nhân tài để tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng.

Bà Lou cho biết, mỗi nhân viên gia nhập vào Huawei Việt Nam sẽ được một mentor (người hướng dẫn) người địa phương hướng dẫn với hệ thống đào tạo nâng cao năng lực chuyên nghiệp.

Tại Huawei, để trau đồi năng lực và kiến thức của mình, công ty khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học của công ty trên nền tảng iLearning. Mỗi nhân viên mỗi tháng sẽ phải học tối thiếu 8 tiếng. Những cá nhân nào học nhiều nhất sẽ được tuyên dương và nhận các mức thưởng theo quy định.

"Huawei có hơn 4.000 khóa học trực tuyến trên hệ thống học tập nội bộ của công ty là iLearning. Chúng tôi cũng liên tục tăng cường đào tạo về kỹ năng, quy trình, kiến ​​thức chuyên môn và quản lý cho nhân viên thông qua chương trình đào tạo ngay khi nhân viên bản địa gia nhập vào Huawei", bà Lou nhấn mạnh. "Chúng tôi không dừng lại ở việc thu hút những người giỏi nhất ở Việt Nam mà chúng tôi còn làm những gì có thể để cung cấp cho nhân viên của mình một nền tảng nơi họ có thể phát huy hết tiềm năng của mình".

Tinh thần làm việc chăm chỉ và sáng tạo của tất cả nhân viên hơn 22 năm qua đã tạo nên Huawei Việt Nam như ngày hôm nay. Họ là những người tạo ra giá trị chính cho Huawei và xứng đáng nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng.

Điều đặc biệt ở Huawei là công ty đã triển khai chương trình sở hữu gói thưởng có thời hạn cho những nhân xuất sắc (TUP) để cho phép nhân viên được hưởng những lợi ích từ sự phát triển của Huawei. Chính những lợi ích cá nhân này đã thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ để hỗ trợ sự phát triển bền vững của Huawei. Kế hoạch này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Huawei trên toàn cầu và cả ở Việt Nam.

Chỉ cần bạn có khả năng và đủ chăm chỉ, không thiếu cơ hội ở Huawei

Huawei tin rằng sức sáng tạo và khả năng của những người trẻ tuổi sẽ mang đến cho họ cơ hội đáp ứng những thách thức. "Chỉ cần bạn dám chịu trách nhiệm, dám xông pha, bạn sẽ có cơ hội từng bước trưởng thành từ quân nhân thành đại tướng!", đó là một câu nói nổi tiếng trong Huawei.

Chị Trần Thị Quế Phương, người phụ trách việc tuyển dụng của Huawei Việt Nam cho biết: "Huawei có rất nhiều công việc, dù bạn học chuyên ngành gì, bắt đầu từ vị trí nào, chỉ cần bạn có năng lực, có chí hướng và sự đóng góp thì dù bạn đi theo con đường nào, bạn vẫn có thể tiếp tục phát triển".

Để tạo điều kiện cho những người trẻ xuất sắc nổi bật, đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn và tiếp thêm năng lượng cho tổ chức, Huawei đã triển khai Chương trình Tiềm năng Cao, nhằm tạo điều kiện thăng tiến cho những cá nhân nổi bật. Cho đến nay, một số lượng lớn các bạn trẻ tài năng đã có thể phát triển nhanh chóng từ con đường này.

Huawei đã tìm kiếm và tôi luyện nhân tài ở Việt Nam như thế nào? - Ảnh 1.

Nhân viên mới gia nhập công ty được tìm hiểu về văn hóa và giá trị cốt lõi, và cũng có nhiều cơ hội để thể hiện chính bản thân mình trong các hoạt động của công ty.

Đại diện Huawei Việt Nam cũng cho hay, với những nhân viên mới gia nhập vào Huawei, công ty sẽ giúp nhân viên mới hiểu về công ty, văn hóa của công ty và các giá trị cốt lõi, cũng như các hệ thống và quy trình cơ bản mà họ phải tuân thủ thông qua các khóa đào tạo hướng dẫn do công ty tổ chức. Từ đó có thể giúp nhân viên nâng cao sự tự tin và cảm giác thân thuộc của họ đối với công ty và nhanh chóng hòa nhập vào tổ chức.

Huawei cũng có các chương trình hỗ trợ và phát triển tại chỗ. Thông qua các hoạt động phát triển tài năng, chẳng hạn như nhận thức vai trò, thực hành tại chỗ và kiểm tra và đánh giá, những người trẻ hay những người đang làm việc tại các vị trí chủ chốt có thể hiểu và thực hành các yêu cầu trong vai trò của mình, và đảm nhận một cách hiệu quả các trách nhiệm và các yêu cầu về năng lực.

Một điều thú vị trong việc "tôi luyện" nhân tài ở Huawei là những cuộc hội thảo quản lý cấp cao. Nhân tài là "báu vật" của công ty, do đó, một điều rất quan trọng là công ty cần truyền lại giá trị cốt lõi và triết lý quản lý của công ty. Đối với các nhà quản lý cấp trung và cấp cao, công ty tập trung vào việc thảo luận và "lên men" các triết lý và khái niệm quản lý để nâng cao sự hiểu biết của các nhà quản lý và ứng dụng thực tế văn hóa và triết lý quản lý của công ty. Huawei không ngừng phát hiện những cán bộ ưu tú.

Để chiêu mộ những nhân tài tại Việt Nam, Huawei cho biết, hàng năm, công ty sẽ có một chiến lược tuyển dụng riêng với sơ đồ nhân tài được vạch ra và từ đó sẽ hướng vào những nhân tố quan trọng để "chiêu mộ". Một trong những chiến lược nhân sự của Huawei Việt Nam trong mấy năm gần đây là tập trung vào các nhân lực cấp cao, để bản địa hóa nhân tài, đưa người bản địa lên nắm vị trí quan trọng của công ty.

Huawei Việt Nam cũng đang trẻ hóa nhân sự với việc tuyển mộ nhiều thực tập sinh. Những nhân sự này sẽ được đào tạo nhanh chóng thích ứng với công việc, với văn hóa công ty.

Từ những ngày đầu thành lập công ty, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi thường xuyên nhắc tới yếu tố con người. "Cũng giống nguyên tử uranium giải phóng năng lượng hạt nhân khổng lồ dưới sự bắn phá neutron, mỗi nhân viên Huawei là hạt nhân nguyên tử được thúc đẩy bởi các giá trị cốt lõi của chúng tôi và có tiềm năng tạo ra một lực lượng đáng kinh ngạc"

Ông Nhậm từng nói: "Các công ty của Mỹ, đặc biệt là Google, đã làm rất tốt việc tuyển dụng nhân tài với mức lương gấp sáu lần chúng tôi. Chúng tôi thấy mình quá bảo thủ và tương lai phải dùng mức lương gấp năm hoặc sáu lần Google để cạnh tranh để có được những tài năng trên thế giới".

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên