Huawei đang ở đâu trong các chiến dịch chuyển đổi số toàn cầu?
Đại diện Huawei cho biết công ty đang tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề, khu vực và thu được hàng loạt thành tựu khả quan.
- 01-04-2022Trước bão tố, Huawei chọn nước cờ ‘dị’ nhưng hiệu quả không ngờ
- 29-03-2022'Công chúa Huawei' lần đầu xuất hiện trở lại trước công chúng trong buổi báo cáo tài chính thường niên của Huawei
- 19-03-2022Ốp lưng 'hô biến' điện thoại 4G thành 5G của Huawei
Là một "ông lớn" trong lĩnh vực viễn thông di động nhưng chuyển đổi số cũng là một mảng thế mạnh của Huawei.
Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, Huawei đã và đang chia sẻ tài nguyên, công nghệ và chuyên môn, sát cánh cùng các quốc gia và ngành nghề bắt kịp "đoàn tàu" 4.0. Trong năm 2021, công ty này đã cung cấp hơn 20 giải pháp chuyển đổi số phù hợp với từng ngành như tài chính, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và năng lượng…
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà phân tích Toàn cầu (HAS 2022), Chủ tịch Luân phiên Ken Hu của Huawei cho hay, các lĩnh lực kết nối mạng, kiến trúc máy tính, đám mây… chứng kiến tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ nhất trong khi các ngành năng lượng điện, nhiên liệu và sản xuất đang ứng dụng công nghệ số để giải quyết nhiều thách thức kinh doanh.
Chuyển đổi số thay đổi các ngành công nghiệp truyền thống thế nào?
Trong ngành khai khoáng, 200 mỏ than tại trên thế giới được lắp đặt với hơn 3.000 thiết bị 5G nhằm hiện thực hóa quá trình khai thác từ xa nhanh, chính xác và an toàn. Các trạm gốc 5G này của Huawei cũng được đưa đi xuống sâu dưới hầm mỏ với sự đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn và ngăn ngừa cháy nổ. Đây cũng là bước phát triển, giúp đảm bảo cho việc an toàn lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế của lĩnh vực trong tương lai.
Ngành hải quan cũng được giải quyết các vấn đề dữ liệu phức tạp khi ứng dụng AI vào xử lý lịch trình hàng ngày của 20 triệu container, với ví dụ cụ thể nhất tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc. Tại đây, quá trình cài đặt thiết bị, thiết lập môi trường, thu thập và xử lý hàng tấn dữ liệu cũng được rút gọn từ 3-6 tháng xuống còn 2-4 tuần với Huawei Cloud.
Trong lĩnh vực Y tế, quá trình sản xuất thuốc trong công cuộc chuyển đổi số cũng được rút ngắn từ vài năm xuống còn vài tháng, nhằm đáp ứng kịp thời quá trình chữa trị. Tại Trung Quốc, bệnh viện Đại học Giao thông Tây An đã thành công nghiên cứu cho ra các loại thuốc phổ rộng trong thời gian ngắn khi ứng dụng mô hình phân tử thuốc Pangu trên Huawei Cloud.
Chuyển đổi số trong ngành năng lượng cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng và cắt giảm khí thải, thúc đẩy quá trình đạt mục tiêu phát thải ròng trong tương lai. Với nỗ lực chung trên thế giới, Huawei Digital Power cùng mô hình quản lý "watt bằng bit"đã hỗ trợ khách hàng giảm gần 230 triệu tấn khí thải CO2, tương đương với việc trồng 320 triệu cây xanh.
So với hệ thống phát điện PV truyền thống, hệ thống năng lượng mặt trời iPV của Huawei mang lại năng suất năng lượng cao hơn 20% và tiết kiệm chi phí điện là 13.000 CNY cho mỗi trang web mỗi năm - tương đương với việc giảm 8 tấn khí thải carbon hàng năm trên mỗi trang web
Chuyển đổi số tại khu vực châu Á – Thái bình Dương (APAC)
Trong tầm nhìn sát cánh chuyển đổi số cùng thế giới, Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) được xem là khu vực tích cực chuyển đổi với nhiều trung tâm kỹ thuật số quốc gia, tích cực triển khai các giải pháp công nghệ xanh. Việc đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng các cơ sở hạ tầng số riêng được các chính phủ, nhà mạng và doanh nghiệp trong APAC chú trọng. Bên cạnh đó, một trong những, chiến lược thúc đẩy số hoá khu vực, chính là đẩy mạnh đào tạo lực lượng lao động ICT có kỹ năng số.
Nhằm hỗ trợ cho quá trình này, tại sự kiện HAS 2022, Huawei đã chia sẻ kế hoạch đào tạo 500.000 chuyên gia ICT cho APAC trong 5 năm tới thông qua Học viện Huawei ASEAN và chương trình Hạt giống Tương lai. Bên cạnh đó, chương trình Spark dành cho các startup ICT được triển khai trong 3 năm tới nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp năng động và lành mạnh.
10 năm qua, Huawei đã tái đầu tư ít nhất 10% doanh thu hàng năm cho nghiên cứu và phát triển, không ngừng đổi mới sáng tạo để mang đến nhiều giá trị cho khách hàng và xã hội. Riêng 2021, công ty đã bạo chi đến 22,4% tổng doanh thu vào R&D. Với nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá thu được, Huawei thấu hiểu những thách thức và cơ hội để chia sẻ cùng các đối tác chuyển đổi số thành công.
Chủ tịch Ken Hu nhấn mạnh: "Huawei sẽ tăng cường cách tiếp cận đổi mới, trang bị cho tất cả ngành công nghiệp để trở nên số hóa và thông minh hơn, đồng thời xây dựng thế giới ít carbon hơn. Đây là chìa khóa phát triển trong tương lai của Huawei, với tư cách là một tập đoàn dẫn đầu toàn cầu".