MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Huawei tạo "cú hích" cho ngành sản xuất nhờ 5G

20-03-2023 - 19:30 PM | Thị trường

Huawei tạo "cú hích" cho ngành sản xuất nhờ 5G

5G hiện ghi nhận tốc độ phát triển thần tốc, trong đó, việc ứng dụng 5G vào thực tế vận hành cũng có không ít ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền vững, vượt bậc của các ngành sản xuất, không chỉ mang lại hiệu quả tài chính và nâng cao chất lượng đầu ra của từng sản phẩm.

Sự phát triển của 5G đã không còn quá xa lạ với đại đa số người dùng. Đặc biệt, khi mạng lưới 5G đang dần trở nên phổ biến, được triển khai trên diện rộng, người dùng không khỏi nhìn nhận thấy được những tiến bộ mạnh mẽ, bền vững trong việc ứng dụng 5G vào dịch vụ khách hàng và các ứng dụng công nghiệp.

Theo ông Peng Song – Chủ tịch Chiến lược & Tiếp thị ICT Huawei chia sẻ tại sự MWC Barcelona 2023, tỷ lệ thâm nhập người dùng toàn cầu của 5G trong ba năm đầu tiên tương đương với 4G trong năm năm đầu tiên. Các nhà khai thác đã báo cáo tỷ lệ người dùng 5G thâm nhập hơn 20% trong vòng triển khai đầu tiên đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu di động.

Không dừng lại ở đó, 5G hiện đang trở nên phổ biến hơn khi được ứng vào trong quá trình sản xuất, tạo động lực cho sự tăng trưởng sản lượng, mang lại những giá trị hiệu quả trong cả tài chính và chất lượng sản phẩm. 

Cùng 5G, năng lc sn xut đưc khai thông

Sức mạnh của 5G về tốc độ, băng thông, độ trễ, độ tin cậy, khả năng kết nối lớn, phạm vi phủ sóng và bảo mật đều đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt của các dịch vụ công nghiệp. Việc áp dụng 5G vào từng quy trình sản xuất từ các khâu R&D, thiết kế, hệ thống kiểm soát sản xuất và quản lý dịch vụ sẽ cách mạng hóa toàn ngành công nghiệp mũi nhọn, trở thành một ngành công nghiệp thông minh, linh hoạt, có định hướng dịch vụ cao cấp hơn.

Ví dụ thực tiễn cho thấy trong ngành sản xuất sắt thép tại Hồ Nam, Trung Quốc, nhà máy Valin Xiangtan Iron & Steel đã sử dụng 5G do Huawei lắp đặt và điện toán đám mây để điều khiển cẩu trục từ xa. Trước khi ứng dụng 5G, người vận hành phải ngồi bên trong phòng điều khiển nhỏ để điều khiển thiết bị, một công việc nguy hiểm và không mấy hấp dẫn khiến việc tuyển dụng rất khó khăn. Với 5G, nhân viên vận hành có thể thoải mái ngồi phòng máy lạnh để điều khiển vài cẩu trục cùng lúc, giảm đáng kể chi phí lao động cho nhà khai thác.

Cũng tại nhà máy Hangzhou Turbin, trước khi có 5G, nhà máy phải mất rất nhiều ngày và tuần để sản xuất thành công 1 đơn đặt hàng sản xuất turbine hơi nước theo thiết kế. Bởi các sản phẩm này có cấu trúc đường viền phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, buộc các kỹ sư, nhân viên phải dành 2-3 ngày cho mỗi khâu kiểm tra trực tiếp. Với sự hỗ trợ từ Huawei 5G, các kỹ sư có thể quét 3D lên mẫu sản phẩm đang sản xuất, trực tiếp so sánh mô hình thực tế với mô hình tiêu chuẩn, phát hiện thông số sai lệch với các diểm đánh dấu màu xanh hoặc màu đỏ được hiển thị trên màn hình. Việc nhà máy đưa 5G và đám mây vào khâu kiểm tra mô hình scan 3D đã cải thiện hiệu quả làm việc của các kỹ sư, kéo theo hiệu suất  đầu ra và độ chính xác trong từng sản phẩm hoàn thiện.

"Hệ thống này làm giảm đáng kể độ dài của quy trình kiểm tra vốn mất từ 2-3 ngày nay chỉ còn 3-5 phút. Không chỉ kiểm tra chính xác tất cả sản phẩm, nó còn tạo ra cơ sở dữ liệu dễ dàng truy tìm và phân tích các vấn đề về chất lượng có thể xảy ra trong tương lai", một kỹ sư tại nhà máy Hangzhou Turbine cho biết.

Trong khi đó, tại nhà máy sản xuất nệm Sleemon, Trung Quốc, ban quản lý đã đặt ra mục tiêu đổi mới sản xuất bằng việc ứng dụng 5G và loại bỏ các hệ thống dây cáp mạng. "Lúc đầu, tôi khá lo lắng vì các máy cuộn lò xo yêu cầu mạng có độ trễ rất thấp. Sau hơn một tháng thử nghiệm 5G, chúng tôi nhận thấy đường truyền của 5G cho độ trễ thấp chỉ dưới 25 ms, mang đến hiệu suất ổn định cũng như giảm thiểu chi phí đến 2/3 so với trước đó", chia sẻ của Shu Bangkun, Phó Giám đốc Sản xuất Thông minh của Sleemon.

Không chỉ đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt, sản xuất các thiết bị lớn, máy móc phức tạp, 5G thực sự đã cung cấp giải pháp tổng quan trong điều hành hệ thống nhà máy cho doanh nghiệp. Đơn cử tại Trung Quốc, các nhà vận hành hiện đã kết hợp 5G của Huawei và dữ liệu đám mây vào dịch vụ nghe – gọi nhằm mang đến trải nghiệm cuộc gọi đa phương tiện, tích hợp cuộc gọi hội nghị trực tuyến với tính năng phiên dịch thực tiễn cùng bộ điều khiển từ xa. Với dịch vụ này, quá trình vận hành trong khâu sản xuất sẽ được tối ưu về mặt thời gian và chỉ đạo từ xa khi được tương tác trực quan hơn. Cuối năm 2022, cuộc gọi dịch vụ này dự kiến sẽ được ứng dụng rộng rãi trên 100 triệu cơ sở người dùng.

Ngoài ra, Midea Group, China Mobile và Huawei đã thành công xây dựng nhà máy 5G đầu tiên trên thế giới tại thành phố Kinh Châu (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Sự kiện cũng đánh dấu lần đầu tiên 5G được ứng dụng toàn diện vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp. Tại đây, các khâu sản xuất thiết bị gia dụng được kết nối liền mạch hoàn toàn bằng 5G thông qua 15 kịch bản và các thiết bị 5G, giúp đối tác cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư, hướng tới việc sản xuất xanh và an toàn. Nhờ đó, giải pháp nhà máy thông minh 5G đã được Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) trao "Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G" tại sự kiện MWC Barcelona 2023, ghi nhận thành công trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ 5G trong sản xuất thông minh nói chung và nỗ lực phát triển 5G của Huawei nói riêng.

Các ứng dụng của 5G không dừng lại ở đó. Đầu năm 2021, Huawei cho ra mắt giải pháp một cửa 5GtoB bao gồm gồm bốn phần: Mạng 5GtoB, 5GtoB NaaS, công cụ ứng dụng 5GtoB và Thị trường 5GtoB. Trong đó, mạng 5GtoB là cơ sở hạ tầng của giải pháp, cung cấp các dịch vụ theo kịch bản, bao gồm lập kế hoạch, xây dựng, bảo trì và tối ưu hóa mạng. Trong khi 5GtoB NaaS sẽ cho phép người dùng doanh nghiệp tự quản lý khuôn viên mạng 5G dễ dàng hơn. Công cụ ứng dụng 5GtoB là một trung tâm đổi mới ứng dụng, đóng vai trò là cầu nối giữa các khả năng của mạng 5G và các ứng dụng 5GtoB. Cuối cùng, thị trường 5GtoB là một siêu thị kỹ thuật số tất cả trong một (all-in-one) trên đám mây, cho phép doanh nghiệp có thể mua các giải pháp 5G công nghiệp mà họ cần.

Huawei tạo cú hích cho ngành sản xuất nhờ 5G - Ảnh 1.

Giải pháp của 5G trong nhà máy sản xuất

5.5G - Thế h mi vi sc mnh gp 10 ln 5G

Lần đầu được nhắc đến thị trường công nghệ vào năm 2020, hiện nay, 5.5G đã và đang dần trở thành thế hệ nâng cấp tiếp theo của công nghệ 5G, mang đến cho người dùng những trải nghiệm nhanh siêu thực gấp 10 lần so với thế hệ nền tảng. Tại sự kiện MWC2023, Huawei đã trình bày 05 điểm nhấn đột phá chính của kỷ nguyên 5.5G: trải nghiệm 10 Gbit/s, kịch bản IoT toàn diện, cảm biến và liên lạc tích hợp, mạng lưới xe lái tự động cấp độ 4 (L4) và ngành ICT xanh.

Với sức mạnh trên cùng nền tảng tiêu chuẩn, 5.5G hiện đã sẵn sàng cho việc tham gia vào quá trình thương mại, cũng như sự phát triển cho toàn ngành công nghiệp nói chung và ngành sản xuất nói riêng. Trong khâu chuẩn bị sản phẩm, hiện nay, Huawei cùng các đối tác trong ngành nỗ lực đẩy nhanh sự phát triển toàn diện của chuỗi công nghiệp chip thiết bị mạng. Theo Huawei, riêng về mạng lưới, các doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải tiếp tục đổi mới băng thông siêu cao với dải ăng-ten cực lớn (extremely large antenna array – ELAA). Đối với các thiết bị mạng, Huawei đặt trọng tâm là chip 5.5G và các thiết bị thông minh được nâng cấp từ 2T4R lên đến hơn 3T8R.

Huawei tạo cú hích cho ngành sản xuất nhờ 5G - Ảnh 2.

Ông Peng Song – Chủ tịch Chiến lược & Tiếp thị ICT Huawei phát biểu tại sự kiện MWC 2023

Theo Huawei, không chỉ dừng lại ở 5G và 5.5G, sức mạnh của mạng lưới này sẽ còn được khai thác và phát huy mạnh mẽ hơn nữa sang các dịch vụ như đám mây và tích hợp hệ thống nếu có sự đồng hành giữa nhà cung cấp mạng cùng các đối tác, doanh nghiệp. Huawei kêu gọi toàn ngành tham gia vào Kế hoạch kinh doanh GUIDE để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và toàn diện của 5G, các ứng dụng và toàn ngành công nghiệp để cùng nhau đạt được những bước tiến vượt trội hướng tới một thế giới xanh, thông minh với băng thông siêu rộng.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên