MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

220 tỷ đồng/km là con đường như thế nào: Người Trung Quốc có câu trả lời

20-10-2023 - 10:34 AM | Tài chính quốc tế

220 tỷ đồng/km là con đường như thế nào: Người Trung Quốc có câu trả lời

Đây được coi là một trong những dự án xây dựng “khó nhằn” nhất trong hệ thống giao thông hiện đại hàng đầu thế giới của Trung Quốc.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt Nghi Xương - Vạn Châu là công trình tốn kém hàng đầu và gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình thi công của Trung Quốc. Nó đã chính thức khai trương vào năm 2010.

Theo The Economic Times, Trung Quốc đã mất 7 năm với lực lượng 50.000 công nhân cùng tham gia mới có thể hoàn thiện tuyến đường sắt này. Nó đã giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc với Trùng Khánh từ 22 tiếng xuống chỉ còn 5 tiếng.

Huy động 50.000 người, khoan 159 đường hầm, bắc 253 cây cầu ‘xuyên’ hàng loạt ngọn núi, Trung Quốc gây chấn động với tổ hợp 'đi lại’ đắt đỏ, ‘lát’ hơn 200 tỷ đồng cho từng km - Ảnh 1.

Được biết, đội ngũ xây dựng đã phải tiến hành khoan tới 159 đường hầm, xây dựng 253 cây cầu xuyên qua hàng loạt các ngọn núi ở mặt phía đông của cao nguyên Vân Nam-Quý Châu để hoàn thành tuyến đường sắt dài tổng cộng 377 km này. Phần chiều dài của tuyến đường sắt chạy qua các cây cầu và đường hầm chiếm khoảng 74% tổng chiều dài của toàn tuyến. Thậm chí, đã có lúc, công nhân phải mất gần 6 năm mới khoan xong một đường hầm xuyên qua núi Qiyue do điều kiện địa chất phức tạp và nguy hiểm.

Dự án có tổng kinh phí lên tới 3,41 tỷ USD (hơn 83 nghìn tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) và là một trong những tuyến đường sắt tốn kém nhất Trung Quốc tính trên mỗi km. Theo The Economic Times, trung bình mỗi km trên tuyến đường sắt này mất 9,01 triệu USD (hơn 221 tỷ đồng) để xây dựng.

Huy động 50.000 người, khoan 159 đường hầm, bắc 253 cây cầu ‘xuyên’ hàng loạt ngọn núi, Trung Quốc gây chấn động với tổ hợp 'đi lại’ đắt đỏ, ‘lát’ hơn 200 tỷ đồng cho từng km - Ảnh 2.

Tuyến đường sắt Nghi Xương-Vạn Châu không chỉ giúp giảm thời gian đi lại từ các thành phố ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc đến vùng Tây Nam của đất nước mà còn mang lại cơ hội mới cho người dân sinh sống tại các khu vực vùng núi xa xôi.

Việc thi công toàn bộ dự án này bắt đầu vào tháng 12/2003 và hoàn thành hồi tháng 8 năm 2010.

Tham khảo The Economic Times

Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên