MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

IEA: OPEC+ giảm sản lượng có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, giá dầu rơi xuống 60 USD/thùng

16-10-2022 - 06:08 AM | Thị trường

IEA: OPEC+ giảm sản lượng có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, giá dầu rơi xuống 60 USD/thùng

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng các động thái cắt giảm sản lượng của OPEC có thể đưa nền kinh tế toàn cầu rơi vào bờ vực suy thoái và an ninh năng lượng bị đe dọa.

Tuần trước, OPEC+ dẫn đầu là Ả Rập Xê Út giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày. Quyết định này sau đó đó nhận phải chỉ trích từ phía Mỹ rằng Arab Saudi liên kết với Nga để đẩy giá dầu lên cao vào thời điểm thế giới đang phải vật lộn với chi phí năng lượng leo thang.

IEA cho rằng “Kế hoạch giảm sản lượng của OPEC+ làm lệch quỹ đạo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nguồn cung dầu trong thời gian còn lại cảu năm nay và năm sau. Với mức giá dầu cao hơn sẽ càng làm trầm trọng thêm biến động của thị trường và gia tăng nỗi lo ngại về an ninh năng lượng. Với áp lực lạm phát và lãi suất không ngừng tăng, giá dầu tăng cao có thể minh chứng điểm giới hạn cho nền kinh tế toàn cầu bước vào bờ vực suy thoái”.

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi IMF trong tuần này hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 xuống 2,7%, mức dự báo tăng tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001.

IEA cho biết nhu cầu dầu trong ba tháng cuối năm dự kiến giảm 340.000 thùng/ngày so với năm ngoái. Cơ quan này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu cho năm 2023 là 470.000 thùng/ngày xuống còn 1,7 triệu thùng/ngày.

Nhưng ngay cả khi nhu cầu toàn cầu thấp hơn, việc mạnh tay giảm nguồn cung của OPEC+ sẽ làm suy yếu khả năng bổ sung cho các kho dự trữ trong suốt những tháng còn lại của năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Vào cuối tháng 8, dự trữ dầu của các nước nhóm OECD thấp hơn 243 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm là 2,7 tỷ thùng.

IEA: OPEC+ giảm sản lượng có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, giá dầu rơi xuống 60 USD/thùng - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters

Ả Rập Xê Út bảo vệ quan điểm cắt giảm sản lượng và cho rằng họ cần tránh việc giá dầu lao dốc, điều này có thể gây tổn hại đến nguồn cung trong dài hạn. Các quyết định của OPEC+ hoàn toàn “dựa trên tình hình kinh tế” và “không có động cơ chính trị” gây tổn hại cho Mỹ, Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út mới đây cho biết.

Do nhiều thành viên OPEC+ không đáp ứng được mức sản lượng mục tiêu, mức cắt giảm nguồn cung thực tế dự kiến khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 11, IEA cho biết.

Tuy nhiên, nguồn cung của OPEC+ có thể giảm hơn nữa khi EU thực hiện lệnh cấm vận đối với dầu thô của Nga, dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/12.

Năm 2023, IEA dự kiến sản lượng dầu thô của Nga sẽ đạt trung bình 9,5 triệu thùng/ngày, giảm từ 10,9 triệu thùng/ngày trong năm 2022, với gần 2 triệu thùng/ngày bị gián đoạn do tác động ngày càng rộng của các lệnh trừng phạt.

Tương tự, theo dự báo của ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, giá dầu thế giới có thể giảm xuống 60 USD/thùng vào năm 2023 nếu như một cuộc suy thoái kinh tế sâu khiến nhu cầu sụt giảm mạnh.

“Một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng có thể khiến giá dầu Brent giảm 37% từ mức 94,7 USD hiện tại. Khả năng này xảy ra điều này là 15%”, nhóm chiến lược gia của RBC Capital Markets dẫn đầu là ông Michael Tran cho biết trong một báo cáo nghiên cứu công bố ngày 12/10. “Đó là câu chuyện về nhu cầu suy yếu”.

Nguyên nhân là các yếu tố kinh tế vĩ mô như "lạm phát cao hơn dự kiến làm triệt tiêu nhu cầu tiêu dùng, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách chống Covid gây cản trở tiêu dùng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đi quá xa với việc tăng lãi suất nhanh”.

“Các mối đe dọa về vĩ mô như vậy trở thành hiện thực có thể dẫn tới một bối cảnh giống như suy thoái, mà ở đó mối tương quan giữa các loại tài sản rủi ro đều biến động mạnh do các nhà đầu tư đổ xô tới các tài sản an toàn”, nhóm chiến lược gia nhận định.

Trong báo cáo của mình, các chiếc lược gia RBC cũng chỉ ra 2 kịch bản kinh tế khác có thể tác động tới giá dầu trong năm sau.

Cụ thể, theo kịch bản kinh tế toàn cầu không suy thoái, giá dầu Brent có thể tăng khoảng 25% lên 115-120 USD/thùng trong bối cảnh nguồn cung dầu thô Nga sang châu Âu qua các đường ống quan trọng tiếp tục giảm xuống. Còn nếu nền kinh tế chỉ suy thoái nhẹ, các chiến lược gia của RBC dự báo giá đầu sẽ dao động quan ngưỡng 90-95 USD/thùng.

Tham khảo: FT, Bloomberg

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên