IMF cảnh báo Việt Nam tăng trưởng tín dụng quá nhanh
Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện gần đạt tới mức của thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mô trước đây, cho thấy rủi ro tiềm tàng phía trước.
- 05-07-2017Tháo “van” gói tín dụng 100.000 tỷ: Khi nông sản Việt vượt dầu thô
- 04-07-2017Vốn tín dụng vào nông nghiệp công nghệ cao đã tăng 8,7 lần, đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD
- 03-07-2017Tăng trưởng tín dụng vượt xa huy động, nhờ đâu thanh khoản vẫn dồi dào?
- 30-06-20176 tháng đầu năm: Tín dụng tăng trưởng 7,54%, huy động vốn chỉ tăng 5,89%
Trong báo cáo sau đợt tham vấn thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng tín dụng nhanh có thể gây ra những rủi ro mới cho hệ thống ngân hàng.
Tín dụng đã tăng trưởng nhanh chóng trong 2 năm qua, khiến tỷ lệ tín dụng/GDP tăng thêm 23,5%. Nếu tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 15-17% trong năm nay, tỷ lệ này sẽ còn nới rộng hơn nữa và lên mức báo hiệu về rủi ro ổn định tài chính.
Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện gần đạt tới mức của thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mô trước đây, cho thấy rủi ro tiềm tàng phía trước. Chu trình tín dụng trước đây đã dẫn đến chất lượng suy giảm của các bảng cân đối ngân hàng và lạm phát tăng.
Ví dụ, trong năm 2008 và 2011, cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước và bất động sản rất lớn – lên đến hơn 20% - và khiến nợ xấu tăng nhanh chóng và yếu kém của hệ thống ngân hàng được bộ lộ rõ mà đến nay vẫn để lại tàn dư trong nền kinh tế.
IMF cho rằng tín dụng đã tăng bình quân 24% trong vòng 10 năm qua. Tỷ lệ tín dụng/GDP tăng bình quân 4,8 điểm phần trăm hàng năm trong giai đoạn 2000-2015 và đạt 124% vào cuối năm 2016, vượt mức trung bình của ASEAN-5 và các nước thu nhập trung bình khác.
Quỹ này khuyến nghị Việt Nam nên giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống còn 15%/năm, đồng thời cho rằng tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 80% là hợp lý.
IMF cũng bày tỏ quan ngại về việc các doanh nghiệp nhà nước đang hấp thụ lượng lớn tín dụng, khiến tăng trưởng kinh tế chậm và tăng rủi ro hình thành nợ xấu trong tương lai, nếu tín dụng không được phân bổ dựa trên mục đích thương mại đơn thuần.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh cũng gây quan ngại về hiệu quả của tín dụng mới. Một lượng lớn tín dụng đã được các ngân hàng cấp cho lĩnh vực bất động sản thông qua cho vay trực tiếp, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng và tài sản đảm bảo. Do đó, định chế tài chính này ủng hộ việc nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản lên 250% bắt đầu từ tháng 1/2017 so với 150% trước đó.