IMF: Tỷ trọng đồng USD trong dự trữ toàn cầu giảm mạnh
Theo dữ liệu, tỷ trọng dự trữ toàn cầu của đồng USD đã giảm mạnh, xuống dưới 60% trong quý III/2023.
- 02-01-2024Bitcoin về đâu trong năm 2024: Đây là những dự báo lạc quan, thậm chí "táo bạo" nhất
- 02-01-2024Vượt Trung Quốc, quốc gia này có thể là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2024
- 02-01-2024Startup xe máy điện khiến cả 1 quốc gia tự hào: Có thể được định giá 8 tỷ USD, bất kể thành công hay không vẫn ‘hút’ hàng triệu USD đầu tư mạo hiểm
Theo dữ liệu mới nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tiếp tục giảm, xuống còn 59,2% trong quý III/2023. Sự suy giảm diễn ra trong bối cảnh xu hướng phi USD hóa đang phát triển trên toàn thế giới.
Số liệu thống kê của IMF cho thấy, tỷ trọng của đồng USD đã giảm từ khoảng 70% vào năm 2000. Đồng bạc xanh hiện vẫn là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới, đồng Euro đứng thứ hai. Và tỷ trọng đồng Euro cũng đã giảm, xuống 19,6%. Tỷ trọng dự trữ thế giới của đồng Yen Nhật đã tăng lên 5,5% từ mức 5,3% trong giai đoạn ba tháng trước; tỷ trọng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, Bảng Anh, CAD và Franc Thụy Sĩ ít thay đổi.
Trong khi đó, theo dữ liệu do dịch vụ nhắn tin tài chính toàn cầu SWIFT tổng hợp, tỷ trọng thanh toán quốc tế của đồng Nhân dân tệ đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 11, đưa đồng tiền này trở thành loại tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên toàn thế giới. Cho vay Nhân dân tệ xuyên biên giới cũng tăng lên, trong khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nắm giữ hơn 30 giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương với các ngân hàng trung ương nước ngoài, bao gồm cả Saudi Arabia và Argentina.
Theo SWIFT, tỷ trọng ngày càng tăng của đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch quốc tế phản ánh xu hướng rời xa đồng USD của Trung Quốc, cũng như những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ.
Xu hướng toàn cầu hướng tới sử dụng tiền tệ quốc gia trong thương mại thay vì đồng USD bắt đầu có đà vào năm 2022, sau khi các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine khiến Nga bị tách khỏi hệ thống tài chính phương Tây và dự trữ ngoại hối của nước này bị đóng băng. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) đã cảnh báo rằng hoạt động giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc ngày càng tăng của Nga nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm xói mòn sức mạnh của đồng USD.
Các nhà kinh tế cũng chỉ ra rằng những hạn chế thương mại của phương Tây đã dẫn đến việc tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trên toàn cầu, gây thiệt hại cho đồng bạc xanh.
VTV