MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

IPO thất bại thảm hại, tương lai Xiaomi đang ngày càng mịt mờ

14-07-2018 - 19:00 PM | Tài chính quốc tế

Sau ngày ra mắt đáng thất vọng, Xiaomi đang phải chịu sự giám sát gắt gao từ rất nhiều phía.

Lần đầu tiên ra mắt thị trường của Xiaomi diễn ra không mấy suôn sẻ, giá giao dịch cổ phiếu thấp hơn giá IPO đã khiến các nhà đầu tư hoài nghi về khả năng công ty này liệu có ít phụ thuộc vào các sản phẩm điện thoại giá rẻ và công ty internet lớn hay không. Nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc đang phải đối mặt với sự giám sát rất gắt gao khi cố gắng chứng minh rằng giá trị thị trường của mình lẽ ra sẽ cao gấp đôi Apple.

Sau khi huy động 4,7 tỷ USD từ các kênh đầu tư và giá cố phiếu thấp thảm hại trong đợt IPO đầu tiên thì trong ngày đầu giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu của Xiaomi đã tăng 6% tại sàn Hồng Kông.

Giá trị thị trường của Xiaomi hiện là 50 tỷ USD, thấp hơn hẳn so với những kì vọng vào cuối năm ngoái, 100 tỷ USD. Giảm 1,2% vào cuối phiên giao dịch là điều tồi tệ nhất trong ngày đầu tiên ra mắt thị trường đối với thương vụ IPO hơn 1 tỷ USD kể từ năm 2015.

Có thể nói, nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh như vậy đến từ việc các công ty công nghệ của Trung Quốc quá tập trung vào việc huy động vốn để thỏa lấp tham vọng của họ, từ Meituan Dianping ở Hồng Kông cho đến Tencen Music ở Mỹ. Còn đối với Xiaomi, một công ty sản xuất smartphone đã 8 năm tuổi thì sự việc này lại càng đáng thất vọng.

Xiaomi tự định giá IPO cao hơn nhiều so với những gã khổng lồ công nghệ khác, trong đó có Apple, Tencent Holdings Ltd. và Facebook Inc., tự gọi mình là một "công ty internet", ngay cả khi phần lớn doanh thu của họ lại đến từ việc kinh doanh phần cứng. Ngay sau đó, công ty này cũng phải đối mặt với những thất bại, từ việc buộc phải hoãn kế hoạch niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn chứng khoán Thượng Hải cho đến thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính thức bắt đầu.

Elsie Sheng, một nhà phân tích của Orient Finance Holdings cho biết: "Sẽ rất khó để thuyết phục các nhà đầu tư. Mặc dù Xiaomi tự gọi mình là "công ty internet" với rất nhiều thương vụ liên quan đến kinh doanh dữ liệu thì phần lớn doanh thu vẫn đến từ phần cứng. Ngay cả việc kinh doanh smartphone, hầu hết các thiết bị hãng này bán ra đều là những sản phẩm có giá thành thấp."

IPO thất bại thảm hại, tương lai Xiaomi đang ngày càng mịt mờ - Ảnh 1.

Hình ảnh ông Lei Jun tại lễ niêm yết cổ phiếu của Xiaomi hôm 9 tháng 7

Về lâu dài, những người ủng hộ Xiaomi muốn hãng này chứng minh được rằng giá trị sẽ tăng nhờ vào sự thống trị ở các thị trường từ Ấn Độ đến Trung Quốc cùng với việc là một doanh nghiệp đa dạng hoá dịch vụ IoT.

Mặc dù không đủ tiêu chuẩn vào rổ MSCI nhưng Xiaomi sẽ vào chỉ số Hang Seng Composite vào ngày 23 tháng 7 tới đây.

Mục tiêu định giá 100 tỷ

Giá trị thị trường của Xiaomi vẫn cao hơn so với một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

IPO thất bại thảm hại, tương lai Xiaomi đang ngày càng mịt mờ - Ảnh 2.

Thương vụ IPO của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư lớn như George Soros, các tỷ phú Li Ka-shing , Jack Ma và Pony Ma , cùng những công ty chủ chốt như Hillhouse Capital , Qualcomm Inc. và China Mobile Ltd. Ngoài ra, Goldman Sachs, Morgan Stanley và CLSA Ltd. là những nhà tài trợ chung cho thương vụ IPO tại Hồng Kông.

Anthea Lai, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, cho biết: "Các công ty công nghệ có ý định niêm yết cổ phiếu cần có những phương thức tiếp cận thận trọng hơn về việc định giá. Đó là bởi các nhà đầu tư đang thận trọng hơn với việc rót tiền trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và những thương vụ IPO thất bại tại thời điểm gần đây."

Đợt IPO thất bại của Xiaomi

Giá trị của Xiaomi "ngủ đông" trong khi các công ty công nghệ lớn lại tăng vọt.

IPO thất bại thảm hại, tương lai Xiaomi đang ngày càng mịt mờ - Ảnh 3.

Tình hình tồi tệ mà Xiaomi gặp phải bắt đầu ngay trước thềm IPO. Trước đó, hãng này đã có kế hoạch huy động từ 10 tỷ USD lên đến 100 tỷ USD nhờ vào ưu thế mà CDR mang lại: một công cụ được Bắc Kinh thúc đẩy triệt để nhằm thu hút đầu tư cho các công ty niêm yết tại quê nhà. Thế nhưng, kế hoạch lại đổ bể khi Xiaomi không thể giải quyết được những câu hỏi từ các nhà lập quy.

Bất chấp sự biến động của thị trường, công ty này đã tích tích luỹ hàng tỷ USD nhằm đầu tư vào các lĩnh vực từ AI cho đến điện toán đám mây, cạnh tranh với những gã khổng lồ khác như Alibaba và Baidu. Nhưng đó là câu chuyện của một hoặc vài năm về trước, khi tỷ phú Lei Jun viết bức tâm thư gửi tới đội ngũ nhân viên của Xiaomi.

Việc kinh doanh điện thoại ở thị trường nước ngoài có thể là một mục tiêu thực tế, giúp Xiaomi phát triển hơn trong lĩnh vực sản xuất những thiết bị chất lượng với giá thành phải chăng, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc phát triển các dịch vụ internet.

Hôm thứ hai, ông Lei Jun phát biểu tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông rằng họ kém may mắn khi đợt IPO lại diễn ra đúng thời điểm quan hệ Mỹ - Trung đang quá căng thẳng và thị trường toàn cầu cũng chứng kiến những đợt rút vốn mạnh nhất trong vòng 10 năm, ông nói: "Tuy vậy, trong điều kiện kinh tế vĩ mô không hề lý tưởng, một công ty tuyệt vời vẫn có thể vượt qua những thách thức và thể hiện bản thân".

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên