IQ cao không phải ai cũng may mắn có được, nhưng sự khôn ngoan có thể được rèn luyện từ nỗ lực, chăm chỉ và điều đặc biệt này
So với chỉ số IQ cao, sự khôn ngoan, linh hoạt, nhạy bén có tác động nhiều hơn đến thành công của đời người.
- 24-09-2020Chuyên gia gợi ý 5 "kỹ thuật" đơn giản giúp tôi tự giải phóng bản thân khỏi chứng lo lắng đã kéo dài cả thập kỷ: Hãy cho bản thân một phút ngừng lại!
- 23-09-2020Nhỏ học cách thể hiện, trưởng thành học cách khiêm tốn: Người ở tầng cao có 3 điều nên "giấu đi", càng ít phô trương cuộc sống càng suôn sẻ
- 23-09-2020WHO phân loại thịt đỏ là 1 yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư: Nếu bạn ngừng ăn hoặc giảm lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày, cơ thể có thể chuyển biến như thế nào?
Chỉ có sự thông minh sẽ không đảm bảo cho ai đó một ưu thế tuyệt đối trong cuộc sống. Đôi khi, chính cuộc sống có thể tôi luyện ra sự khôn ngoan lấn áp sự thông minh thuần túy. IQ cao không phải ai cũng may mắn có được, nhưng sự khôn ngoan có thể được rèn luyện từ nỗ lực, chăm chỉ và kinh nghiệm. Nắm bắt được những điều khác biệt này sẽ giúp bạn sẵn sàng cho tương lai của mình.
Tư duy đa ngành
Nếu những người thông minh hiểu rất sâu về lĩnh vực chuyên môn của họ thì những người khôn ngoan lại có kiến thức rất rộng, đúc rút từ nhiều nguồn khác nhau. Chính sự đa dạng trong tư duy đó giúp họ có ưu thế khi đối phó với những người ‘thông minh’ hơn họ rất nhiều.
Nhiều khám phá có giá trị đã được thực hiện bởi những người không chuyên. Nguyên nhân là vì, khi đã đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn, vô hình chung, các chuyên gia đã tự thu hẹp phạm vi tư duy của mình dẫn đến sự cứng ngắc và bế tắc, thiếu đi cái nhìn đa dạng, liên ngành và linh hoạt như những người không chuyên.
Tư duy đa ngành dạy ta cái nhìn bao quát và linh hoạt cho mọi vấn đề, đồng thời nhắc nhở rằng, mọi thứ đều luôn thay đổi không ngừng, vì thế chúng ta không bao giờ có khả năng nắm chắc trong tay một lĩnh vực nào đó.
Khả năng kiểm soát thiên kiến xác nhận
Thiên kiến xác nhận là xu hướng xác nhận những gì bạn đã tin là đúng và loại bỏ bất kỳ bằng chứng nào mâu thuẫn với niềm tin của bạn. Có một nghịch lý rằng, hầu hết mọi người thường quy kết thiên kiến xác nhận cho những người mà chúng ta không đồng ý chứ không phải bản thân mình.
Có người cho rằng những người thông minh sẽ ít chịu ảnh hưởng của thiên kiến xác nhận, nhưng thực chất lại ngược lại. Những người có trí tuệ cao có thể tạo ra nhiều lý do phức tạp hơn để xác nhận thiên kiến của họ. Nếu bạn muốn trở nên khôn ngoan, hãy phân tích kĩ những suy nghĩ của mình. Nếu điều bạn cố chấp tin là đúng, nhưng không giúp bạn đạt được kết quả như mong muốn, có lẽ bạn nên suy nghĩ theo một hướng khác đi.
Khả năng thấu hiểu thực tế
Sự tự tin của người thông minh đôi khi lại trở thành khuyết điểm lớn của họ. Người thông minh dùng cách của mình để lý giải thế giới. Họ thường nói về cách mọi thứ nên như thế nào và cho rằng mình có thể giải đáp tất cả các câu hỏi. Nhưng tư duy không tưởng này sẽ không giải thích được các khía cạnh khắc nghiệt của thực tế như bản chất con người, động lực cuộc sống,…
Ngược lại, người khôn ngoan có xu hướng tìm hiểu cách mọi thứ vận hành. Vì vậy, họ có thể dễ dàng tiếp cận mọi đối tượng, truyền cảm hứng và quản lý một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này rất khó khăn vì tất cả chúng ta đều có những thiên kiến sẵn có của mình.
Vì vậy, một cách dễ dàng hơn để kiểm soát thiên kiến xác nhận là hướng đến việc suy nghĩ lạc quan thay vì phiến diện. Đôi khi câu trả lời tốt nhất là không làm gì cả và để mọi thứ theo cách của chúng, ngay cả khi chúng không phải là lý tưởng.
Khả năng nhìn thấu kết quả từ bước đi đầu tiên
Đôi khi những người có chỉ số IQ cao chưa chắc đã đưa ra được những quyết định hiệu quả vì thiếu kinh nghiệm và sự tư duy hệ thống. Họ chỉ nhìn thấy những hệ quả bậc nhất mà chưa nhận thấy những hệ quả kéo theo ở bậc 2 nghiêm trọng như thế nào. Không chỉ vậy, cùng tư duy không tưởng rằng mình có thể giải quyết mọi chuyện dễ dẫn đến những quyết định thất bại.
Những người khôn ngoan thì khác, họ hiểu được bản chất hệ thống của việc đưa ra quyết định. Hệ thống càng lớn và phức tạp thì càng kéo theo nhiều kết quả không mong muốn. Họ nắm bắt kết cấu hệ thống đó và đưa ra những bước đi chính xác ngay từ đầu.
Khả năng lắng nghe và truyền cảm hứng
Người thông minh thường đưa ra các giải pháp phức tạp và thậm chí sẽ sử dụng một loạt dữ liệu để chứng minh tính hiệu quả cho phương án của mình. Nhưng họ thường gạt đi những đóng góp của người khác và có xu hướng áp đặt suy nghĩ của mình. Ngược lại, những người khôn ngoan có xu hướng lắng nghe nhiều hơn. Họ lắng nghe để nhận diện vấn đề và cân nhắc những đóng góp. Chính điều đó đã cho người khác thấy được sự tôn trọng, và thu ngắn khoảng cách giữa họ và mọi người, đồng thời làm gia tăng ảnh hưởng của họ đối với người khác.
Khả năng biết mình biết người
Trong khi người thông minh nghĩ rằng họ biết tất cả mọi thứ thì những người khôn ngoan biết rằng khả năng của họ ở mức nào. Một người luôn trả lời hoặc đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề vĩ mô phức tạp, không phải là một người khôn ngoan, vì họ không thể cưỡng lại việc đưa ý kiến trong khi không hẳn họ nắm vững những kiến thức đó. Điều này có khả năng dẫn đến những lần vạ miệng với nhiều hệ quả.
Ngược lại, những người khôn ngoan không bao giờ thừa nhận họ khôn ngoan. Họ có thể nói "Tôi không biết" và thừa nhận những kiến thức nằm ngoài phạm vi của họ. Đôi khi bước lùi đó lại khéo léo tạo ra nhiều cơ hội hơn là sự miễn cưỡng tranh luận.
Khả năng đạt được thứ bạn muốn
Nếu bạn không thể đạt được những gì bạn muốn, liệu bạn thực sự thông minh đến mức nào? Nếu bạn không thể tìm thấy hạnh phúc, ý nghĩa và mục đích sống, thì trí thông minh của bạn có ích gì?
Sự khôn ngoan đến từ quá trình va vấp, từ những vết thương sau mỗi lần đứng lên từ thất bại, cho đến khi bạn đạt được nó. Nhiều người thông minh sợ hãi khi trải qua cuộc hành trình này vì chỉ một lần thất bại, họ sẽ mất đi sự tự tin của một người thông minh. Họ coi thất bại là dấu hiệu của sự ngu ngốc, trong khi thất bại mới thực sự là nguồn trí tuệ thuần khiết nhất dành cho chúng ta.